Bức họa 40 tỷ đồng người TQ vẽ vua Trần Nhân Tông

Google News


Có hạc dẫn đường ở phía trước đoàn của vua, Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người cưỡi trâu...

Thạc sĩ Phạm Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có buổi thuyết trình về “bức thư họa mô tả cảnh Hoàng đế Trần Nhân Tông đi từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long có tên "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ”-  được nhiều nhà nghiên cứu cho là do họa sĩ Trần Giám Như người Trung Quốc vẽ năm 1363.

Ths. Phạm Văn Tuấn
Ths. Phạm Văn Tuấn
Là báu vật trong kho tàng của Hạng Nguyên Biện - nhà sưu tầm nổi tiếng vào đời Minh sang đời Thanh rồi được giữ trong Cố Cung như một quốc bảo. Có thể thấy điều này qua rất nhiều ấn chương của Càn Long, Gia Khánh hay Tuyên Thống.

Năm 1922, Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng nhà Thanh - tuy đã thoái vị nhưng vẫn ở trong Tử cấm thành, bí mật “tuồn” ra ngoài hơn 1.300 bảo vật, trong đó có cả bức thư họa này.
 
Lưu lạc trong chiến cuộc, đến năm 1949, số báu vật nói trên mới được đưa vào Bảo tàng Đông Bắc (nay là Bảo tàng Liêu Ninh) lưu giữ, công chúng không mấy dịp được chiêm ngưỡng nữa. Bức Trúc Lâm đại sĩ cũng vì thế mà biệt tích.

Năm 2004, Bảo tàng Liêu Ninh triển lãm và công bố các báu vật bị thất tán thời Phổ Nghi, nhưng cũng phải đến bản chép lại được bán đấu giá 1,8 triệu USD (tương đương khoảng 40 tỷ đồng) vào tháng 4/2012, công chúng mới được thấy rõ diện mạo bức tranh. Hiện không có thông tin về tác giả và thời điểm chép lại bức tranh
Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ mô tả cảnh Hoàng đế Trần Nhân Tông đi từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long, do họa sĩ Trần Giám Như người Trung Quốc vẽ năm 1363 (thời Nguyên).
Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn chi đồ mô tả cảnh Hoàng đế Trần Nhân Tông đi từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) ra Thăng Long, do họa sĩ Trần Giám Như người Trung Quốc vẽ năm 1363 (thời Nguyên).
Bức tranh được cho là hoàn thành vào năm 1363 bởi Trần Giám Như, sau đó được các danh sĩ đời Minh viết thêm lời bình dẫn, tôn vinh.
 
Bức tranh gốc hiện lưu tại Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh có kích thước 28X961(cm) với phần lòng tranh có kích thước 28X316(cm). Bức ảnh chụp phần lòng tranh này có kích thước 22X240(cm)
Bức tranh gốc hiện lưu tại Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh có kích thước 28X961(cm) với phần lòng tranh có kích thước 28X316(cm). Bức ảnh chụp phần lòng tranh này có kích thước 22X240(cm)
Thư pháp đặc sắc của họ hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư – họa, có tổng chiều dài lên đến 9.61m trong đó 3.1m là phần lòng tranh. Tranh có hơn 80 nhân vật trong đó nhân vật chính trong bức họa là Phật hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên cáng từ động Vũ Lâm xuất du xuống núi. Các tùy tùng, trừ những quan văn võ trong triều thì còn lại đều đi chân đất. Có một số tăng nhân Ấn Độ đi cùng, với đặc trưng về dị tộc rất đặc thù.

Có hạc dẫn đường ở phía trước đoàn của vua, Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người cưỡi trâu là đạo sĩ Lâm Thời Vũ. Phía đoàn đón rước có vua Trần Anh Tông cùng các tuỳ tùng cung nghinh Phật hoàng khi người xuống núi.

Bên cạnh những thông tin mà một số nhà nghiên cứu đã đưa ra về bức tranh, người thuyết trình cung cấp thêm một số chi tiết về Trần Giám Như – tác giả bức tranh quý hiếm này. Trần Giám Như là họa sư đời Nguyên, một thượng thủ về tranh vẽ truyền thần, học trò của Triệu Mạnh Phủ, và cũng đã nhiều lần vẽ chân dung cho Triệu Mạnh Phủ. Người đề tên tranh là Trần Đăng,

Bức tranh gốc hiện lưu tại Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh có kích thước 28X961(cm) với phần lòng tranh có kích thước 28X316(cm). Bức ảnh chụp phần lòng tranh này có kích thước 22X240(cm).
 
Đất Việt
[links()]

Bình luận(0)