Mỗi khi đến ngày 30 Tết, các bó mùi già được bày bán khắp các phố phường Hà Nội, làm dậy lên một mùi hương đặc trưng chỉ có vào ngày Tết cổ truyền ở mảnh đất Hà thành.Mùi hương ấy gắn với một nét đẹp văn hóa được nhiều gia đình duy trì qua nhiều thế hệ, đó là tắm nước lá mùi già vào ngày Tất niên. Đây là một tập quán mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.Theo đó, cây rau mùi được cho để cho trổ hoa, kết quả mới thu hoạch gọi là mùi già. Khi đó những bó mùi đun lên sẽ cho mùi thơm nồng nàn.Theo quan niệm người xưa, tắm gội bằng nồi nước lá mùi trong ngày cuối cùng của năm cũ sẽ giúp trút bỏ những điều chưa toại nguyện để sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới.Nước mùi già có hương thơm thanh khiết, không chỉ làm sạch cơ thể mà còn gột rửa tinh thần, giúp con người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu.Theo kiến thức Đông y, lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe. Điều này thích hợp cho việc “tẩy trần” vào ngày cuối năm.Để có được nồi nước mùi già, bó lá mùi sẽ được rửa sạch sẽ, không để nát rồi cho vào nồi nước đun.Chỉ cần khoảng hai bó thôi là đủ để có nồi nước tắm to, dùng cho cả nhà.Thông thường, người ta tắm nước mùi già vào chiều hoặc tối 30 Tết. Ngoài ra nước lá mùi cũng được nhiều người dùng để rửa mặt vào sáng mùng 1.Hương thơm của lá mùi già đọng lại rất lâu, có thể phảng phất trong nhà đến vài ba ngày Tết, góp phần tạo nên một bầu không khí an lành trong dịp lễ cổ truyền quan trọng nhất của dân tộc...Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Mỗi khi đến ngày 30 Tết, các bó mùi già được bày bán khắp các phố phường Hà Nội, làm dậy lên một mùi hương đặc trưng chỉ có vào ngày Tết cổ truyền ở mảnh đất Hà thành.
Mùi hương ấy gắn với một nét đẹp văn hóa được nhiều gia đình duy trì qua nhiều thế hệ, đó là tắm nước lá mùi già vào ngày Tất niên. Đây là một tập quán mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Theo đó, cây rau mùi được cho để cho trổ hoa, kết quả mới thu hoạch gọi là mùi già. Khi đó những bó mùi đun lên sẽ cho mùi thơm nồng nàn.
Theo quan niệm người xưa, tắm gội bằng nồi nước lá mùi trong ngày cuối cùng của năm cũ sẽ giúp trút bỏ những điều chưa toại nguyện để sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới.
Nước mùi già có hương thơm thanh khiết, không chỉ làm sạch cơ thể mà còn gột rửa tinh thần, giúp con người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu.
Theo kiến thức Đông y, lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe. Điều này thích hợp cho việc “tẩy trần” vào ngày cuối năm.
Để có được nồi nước mùi già, bó lá mùi sẽ được rửa sạch sẽ, không để nát rồi cho vào nồi nước đun.
Chỉ cần khoảng hai bó thôi là đủ để có nồi nước tắm to, dùng cho cả nhà.
Thông thường, người ta tắm nước mùi già vào chiều hoặc tối 30 Tết. Ngoài ra nước lá mùi cũng được nhiều người dùng để rửa mặt vào sáng mùng 1.
Hương thơm của lá mùi già đọng lại rất lâu, có thể phảng phất trong nhà đến vài ba ngày Tết, góp phần tạo nên một bầu không khí an lành trong dịp lễ cổ truyền quan trọng nhất của dân tộc...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.