Tại đất nước Uzbekistan có một vùng sa mạc rộng lớn được gọi là Mo’ynaq, nổi tiếng với những con tàu trên biển cát.Nơi đây từng là một thành phố đông đúc thời Xô viết, nhiều dấu tích “phồn hoa” hiện vẫn còn sót lại ở vài nơi. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, cư dân của thành phố đã di cư đồng loạt từ nhiều thập kỷ trước, để lại một vùng đất rộng lớn hoang tàn. Khung cảnh nơi đây hiện tại giống như một cảnh trong phim khoa học viễn tưởng: những con tàu trôi dạt trên sa mạc. Xác của hàng trăm con tàu nằm rải rác khắp nơi giữa biển cát trắng mênh mông. Thành phố Mo’ynaq bắt đầu chứng kiến những cư dân của mình lần lượt bỏ đi nơi khác định cư từ khoảng những năm 1980. Không thể tưởng tượng được vùng sa mạc mênh mông này từng là một thành phố phồn hoa và tấp nập. Khu vực này hiện tại cách bờ biển Aral khoảng chừng 150km, khô cằn như một sa mạc thực thụ. Thế nhưng mãi đến tận nửa sau thế kỷ 20, nơi đây vẫn còn là một vùng biển xanh thẳm đầy cá tôm hải sản. Đánh bắt thủy hải sản trên biển Aral từng là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, nuôi sống hàng chục ngàn cư dân của nó. Biển Aral từng là một biển kín (không tiếp giáp đại dương hay biển khác) lớn thứ tư trên thế giới, do hai dòng sông Amu Darya và Syr Darya tạo thành.Vào những năm 1930, Liên Xô xây dựng một hệ thống kênh thủy lợi cực lớn lấy nước từ hai con sông Amu và Syr để phục vụ nông nghiệp. Công trình thủy lợi mang lại một số lợi ích đáng kể, nhưng biển Aral nhanh chóng “chết khát” chỉ trong vòng vài thập niên sau đó. Ngày nay, biển Aral đã mất đến 60% diện tích mặt nước và 80% lượng nước, trở thành một trong những hiện tượng “biển chết” tiêu biểu nhất. Sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 càng khiến cho quá trình hoang hóa của khu vực thành phố Mo’ynaq trở nên nhanh chóng. Biển biến mất đồng nghĩa với thất nghiệp, ô nhiễm, nghèo đói và tệ nạn, cư dân nơi đây lần lượt bỏ xứ đi tìm cuộc sống mới. Đội tàu đánh bắt hàng trăm chiếc từng một thời dọc ngang trên biển, giờ đây nằm hoen gỉ rải rác khắp nơi.Số ít những người còn trụ lại chủ yếu thuộc bộ tộc Karakalpak, những cư dân bản địa đã sinh sống ở đây từ hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên, thời tiết khu vực này trở nên vô cùng khắc nghiệt, phần lớn đất đai đã bị sa mạc hóa. Đó là hậu quả của thảm họa môi trường mà con người đã gây ra: những con tàu chết trên một vùng biển chết.Giữa cát trắng mênh mông, những hình ảnh ảm đạm này này liệu có đủ để nhắc nhở loài người vẫn đang ngày đêm hủy hoại môi trường sống.
Tại đất nước Uzbekistan có một vùng sa mạc rộng lớn được gọi là Mo’ynaq, nổi tiếng với những con tàu trên biển cát.
Nơi đây từng là một thành phố đông đúc thời Xô viết, nhiều dấu tích “phồn hoa” hiện vẫn còn sót lại ở vài nơi.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, cư dân của thành phố đã di cư đồng loạt từ nhiều thập kỷ trước, để lại một vùng đất rộng lớn hoang tàn.
Khung cảnh nơi đây hiện tại giống như một cảnh trong phim khoa học viễn tưởng: những con tàu trôi dạt trên sa mạc.
Xác của hàng trăm con tàu nằm rải rác khắp nơi giữa biển cát trắng mênh mông.
Thành phố Mo’ynaq bắt đầu chứng kiến những cư dân của mình lần lượt bỏ đi nơi khác định cư từ khoảng những năm 1980.
Không thể tưởng tượng được vùng sa mạc mênh mông này từng là một thành phố phồn hoa và tấp nập.
Khu vực này hiện tại cách bờ biển Aral khoảng chừng 150km, khô cằn như một sa mạc thực thụ.
Thế nhưng mãi đến tận nửa sau thế kỷ 20, nơi đây vẫn còn là một vùng biển xanh thẳm đầy cá tôm hải sản.
Đánh bắt thủy hải sản trên biển Aral từng là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, nuôi sống hàng chục ngàn cư dân của nó.
Biển Aral từng là một biển kín (không tiếp giáp đại dương hay biển khác) lớn thứ tư trên thế giới, do hai dòng sông Amu Darya và Syr Darya tạo thành.
Vào những năm 1930, Liên Xô xây dựng một hệ thống kênh thủy lợi cực lớn lấy nước từ hai con sông Amu và Syr để phục vụ nông nghiệp.
Công trình thủy lợi mang lại một số lợi ích đáng kể, nhưng biển Aral nhanh chóng “chết khát” chỉ trong vòng vài thập niên sau đó.
Ngày nay, biển Aral đã mất đến 60% diện tích mặt nước và 80% lượng nước, trở thành một trong những hiện tượng “biển chết” tiêu biểu nhất.
Sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 càng khiến cho quá trình hoang hóa của khu vực thành phố Mo’ynaq trở nên nhanh chóng.
Biển biến mất đồng nghĩa với thất nghiệp, ô nhiễm, nghèo đói và tệ nạn, cư dân nơi đây lần lượt bỏ xứ đi tìm cuộc sống mới.
Đội tàu đánh bắt hàng trăm chiếc từng một thời dọc ngang trên biển, giờ đây nằm hoen gỉ rải rác khắp nơi.
Số ít những người còn trụ lại chủ yếu thuộc bộ tộc Karakalpak, những cư dân bản địa đã sinh sống ở đây từ hàng ngàn năm trước.
Tuy nhiên, thời tiết khu vực này trở nên vô cùng khắc nghiệt, phần lớn đất đai đã bị sa mạc hóa.
Đó là hậu quả của thảm họa môi trường mà con người đã gây ra: những con tàu chết trên một vùng biển chết.
Giữa cát trắng mênh mông, những hình ảnh ảm đạm này này liệu có đủ để nhắc nhở loài người vẫn đang ngày đêm hủy hoại môi trường sống.