Trong hai ngày 8-9/9/2012, tại khu vực biển nằm phía Tây thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hàng trăm ngư dân trong và ngoài tỉnh đổ về "hôi của” từ một con tàu cổ 700 tuổi bị đắm được phát hiện tại đây. Do tàu con tàu cổ bị cát vùi lấp, nhều tàu của người dân đã sử dụng máy hút cát để thuận tiện lấy cổ vật. Ảnh: VTC.
Hàng chục thợ lặn cũng moi móc trong khoang tàu để vơ vét cổ vật. Ở trên bờ, gần trăm người tụ tập theo dõi cuộc “khai quật”, trong đó có không ít người buôn đồ cổ. Một số cổ vật bị lấy đi trái phép đã được thương lái mua nóng với giá hàng triệu đồng. Trước tình hình trên, công an tỉnh Quảng Ngãi đã có mặt tại khu vực biển Bình Châu để bảo vệ tàu cổ và thuyết phục người dân ngừng việc “xâu xé” con tàu. Tuy vậy, hàng trăm người đã đổ ra ngăn cản lực lượng chức năng áp sát vị trí tàu. Một số người dân còn ném đá, đập vỡ kính xe chuyên dụng, làm cảnh sát bị thương. Ảnh: Dân Việt.Sau vụ lùm xùm kể trên, đúng 1 năm sau, một vụ “hôi của” từ tàu cổ khác lại diễn ra ở vùng biển Bình Châu. Xác tàu cổ lần này được phát hiện vào ngày 16/8, chỉ cách con tàu cổ được phát hiện trước đó khoảng 100m. Hàng chục tàu thuyền của ngư dân đã đổ xô ra biển lặn tìm cổ vật trong con tàu này. Ảnh: Người Lao Động. Ngay sau khi nhận tin báo, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã bố trí lực lượng, bộ đội biên phòng và công an tổ chức ngăn chặn người dân tự khai thác và lên phương án bảo vệ. Trong quá trình ngăn cản người dân lặn lấy cổ vật, cơ quan chức năng chỉ thu giữ được khoảng 8 cổ vật đã bị vỡ gồm bát, chén và đĩa. Ảnh: Đất Việt. Theo các chuyên gia, niên đại của con tàu cổ mới phát hiện này muộn hơn con tàu chứa cổ vật cùng ở vùng biển Bình Châu trước đó. Khảo sát ban đầu cho thấy trên tàu có một số hiện vật gốm men trắng xanh, có ghi chữ Hán. Ảnh: Đất Việt.Chiều 19/8, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tìm thấy chiếc tàu cổ đắm khác có vị trí cách bờ khoảng 30-40 m, nằm cách hai tàu cổ vừa được phát hiện trước đó khoảng 2 km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận thôn Châu Me, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Ảnh: Thanh Niên.
Cũng như hai lần trước, hàng chục ngư dân lại đổ xô tới khai thác cổ vật bên trong tàu. Theo một số ngư dân tham gia lặn tìm cổ vật, con tàu đắm này nằm gần mặt nước, phủ lớp cát dày khoảng 0,5 m, một số bộ phận thân tàu đã lộ ra bên ngoài. Ảnh: Thanh Niên. Trước diễn biến này lực lượng CSGT đường thủy, công an huyện Bình Sơn, bộ đội biên phòng đã nhanh chóng sử dụng ca nô đến vận động, ngăn chặn người dân không được lấy cổ vật. Cho đến chiều tối, nhiều tàu cá vẫn túc trực gần địa điểm phát hiện tàu cổ chờ cơ hội lặn trộm cổ vật. Ảnh: Thanh Niên.Dựa trên những mảnh gốm sứ cổ vật bị vỡ như đĩa, bát… ngư dân lặn tìm được, TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi, nhận định cổ vật trên con tàu đắm có niên đại thế kỷ 17. Ảnh: Thanh Niên.
Trong hai ngày 8-9/9/2012, tại khu vực biển nằm phía Tây thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hàng trăm ngư dân trong và ngoài tỉnh đổ về "hôi của” từ một con tàu cổ 700 tuổi bị đắm được phát hiện tại đây. Do tàu con tàu cổ bị cát vùi lấp, nhều tàu của người dân đã sử dụng máy hút cát để thuận tiện lấy cổ vật. Ảnh: VTC.
Hàng chục thợ lặn cũng moi móc trong khoang tàu để vơ vét cổ vật. Ở trên bờ, gần trăm người tụ tập theo dõi cuộc “khai quật”, trong đó có không ít người buôn đồ cổ. Một số cổ vật bị lấy đi trái phép đã được thương lái mua nóng với giá hàng triệu đồng. Trước tình hình trên, công an tỉnh Quảng Ngãi đã có mặt tại khu vực biển Bình Châu để bảo vệ tàu cổ và thuyết phục người dân ngừng việc “xâu xé” con tàu. Tuy vậy, hàng trăm người đã đổ ra ngăn cản lực lượng chức năng áp sát vị trí tàu. Một số người dân còn ném đá, đập vỡ kính xe chuyên dụng, làm cảnh sát bị thương. Ảnh: Dân Việt.
Sau vụ lùm xùm kể trên, đúng 1 năm sau, một vụ “hôi của” từ tàu cổ khác lại diễn ra ở vùng biển Bình Châu. Xác tàu cổ lần này được phát hiện vào ngày 16/8, chỉ cách con tàu cổ được phát hiện trước đó khoảng 100m. Hàng chục tàu thuyền của ngư dân đã đổ xô ra biển lặn tìm cổ vật trong con tàu này. Ảnh: Người Lao Động.
Ngay sau khi nhận tin báo, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã bố trí lực lượng, bộ đội biên phòng và công an tổ chức ngăn chặn người dân tự khai thác và lên phương án bảo vệ. Trong quá trình ngăn cản người dân lặn lấy cổ vật, cơ quan chức năng chỉ thu giữ được khoảng 8 cổ vật đã bị vỡ gồm bát, chén và đĩa. Ảnh: Đất Việt.
Theo các chuyên gia, niên đại của con tàu cổ mới phát hiện này muộn hơn con tàu chứa cổ vật cùng ở vùng biển Bình Châu trước đó. Khảo sát ban đầu cho thấy trên tàu có một số hiện vật gốm men trắng xanh, có ghi chữ Hán. Ảnh: Đất Việt.
Chiều 19/8, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tìm thấy chiếc tàu cổ đắm khác có vị trí cách bờ khoảng 30-40 m, nằm cách hai tàu cổ vừa được phát hiện trước đó khoảng 2 km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận thôn Châu Me, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Ảnh: Thanh Niên.
Cũng như hai lần trước, hàng chục ngư dân lại đổ xô tới khai thác cổ vật bên trong tàu. Theo một số ngư dân tham gia lặn tìm cổ vật, con tàu đắm này nằm gần mặt nước, phủ lớp cát dày khoảng 0,5 m, một số bộ phận thân tàu đã lộ ra bên ngoài. Ảnh: Thanh Niên.
Trước diễn biến này lực lượng CSGT đường thủy, công an huyện Bình Sơn, bộ đội biên phòng đã nhanh chóng sử dụng ca nô đến vận động, ngăn chặn người dân không được lấy cổ vật. Cho đến chiều tối, nhiều tàu cá vẫn túc trực gần địa điểm phát hiện tàu cổ chờ cơ hội lặn trộm cổ vật. Ảnh: Thanh Niên.
Dựa trên những mảnh gốm sứ cổ vật bị vỡ như đĩa, bát… ngư dân lặn tìm được, TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi, nhận định cổ vật trên con tàu đắm có niên đại thế kỷ 17. Ảnh: Thanh Niên.