Một khu dân cư ở Tam Quan, Bình Định đổ nát sau các cuộc ném bom, pháo kích của quân Mỹ và quân Sài Gòn, 1965. Hình ảnh trích từ sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN.Khi nhà cửa bị phá hủy do bom đạn, người dân miền Nam Việt Nam lại chọn những viên gạch còn lành để sau này xây lại.Trên quốc lộ 4 vùng đồng bằng sông Cửu Long, quân đội Sài Gòn phơi xác những người bị bắn chết ở ven đường để đe dọa dân chúng về hậu quả của việc hợp tác với quân Giải phóng.Tại nhiều khu vực, dân chúng bị kiểm tra giấy tờ rất nghiêm ngặt khi di chuyển giữa các địa phương. Đà Nẵng 1968.Sau khi san bằng các làng xã trong một chiến dịch càn quét, lính Mỹ dồn người dân vào trại tập trung ở Phú Lợi, Thủ Dầu Một, 1967.Vẻ bàng hoàng của cụ già sau cuộc tấn công vào làng của lính Mỹ, Bình Định năm 1967.Một rừng dừa, nguồn sống quý giá của người nông dân dần chết khô ở Bình Định do chất độc hóa học của Mỹ, 1965.Các nhà sư Phật giáo cầu siêu cho người chết vì chiến tranh trên đường phố, 1966.Một bà mẹ vật vã bên nấm mộ con ở nghĩa trang quân đội Sài Gòn. Từ 1960-1973, quân đội Sài Gòn chết 163.000 lính.Bà mẹ đau xót nhìn người con trai bị quân đội Sài Gòn bắt đi, Ba Xuyên năm 1967.Binh lính thuộc sư đoàn bộ binh 25 của Mỹ châm lửa đốt thóc của nông dân ở tỉnh Hậu Nghĩa vì cho rằng đây là nguồn tiếp tế cho quân Giải phóng.
Một khu dân cư ở Tam Quan, Bình Định đổ nát sau các cuộc ném bom, pháo kích của quân Mỹ và quân Sài Gòn, 1965. Hình ảnh trích từ sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN.
Khi nhà cửa bị phá hủy do bom đạn, người dân miền Nam Việt Nam lại chọn những viên gạch còn lành để sau này xây lại.
Trên quốc lộ 4 vùng đồng bằng sông Cửu Long, quân đội Sài Gòn phơi xác những người bị bắn chết ở ven đường để đe dọa dân chúng về hậu quả của việc hợp tác với quân Giải phóng.
Tại nhiều khu vực, dân chúng bị kiểm tra giấy tờ rất nghiêm ngặt khi di chuyển giữa các địa phương. Đà Nẵng 1968.
Sau khi san bằng các làng xã trong một chiến dịch càn quét, lính Mỹ dồn người dân vào trại tập trung ở Phú Lợi, Thủ Dầu Một, 1967.
Vẻ bàng hoàng của cụ già sau cuộc tấn công vào làng của lính Mỹ, Bình Định năm 1967.
Một rừng dừa, nguồn sống quý giá của người nông dân dần chết khô ở Bình Định do chất độc hóa học của Mỹ, 1965.
Các nhà sư Phật giáo cầu siêu cho người chết vì chiến tranh trên đường phố, 1966.
Một bà mẹ vật vã bên nấm mộ con ở nghĩa trang quân đội Sài Gòn. Từ 1960-1973, quân đội Sài Gòn chết 163.000 lính.
Bà mẹ đau xót nhìn người con trai bị quân đội Sài Gòn bắt đi, Ba Xuyên năm 1967.
Binh lính thuộc sư đoàn bộ binh 25 của Mỹ châm lửa đốt thóc của nông dân ở tỉnh Hậu Nghĩa vì cho rằng đây là nguồn tiếp tế cho quân Giải phóng.