Những loại cây cảnh này dễ trồng và có tên gọi khiến người ta liên tưởng đến sự may mắn và thịnh vượng, vì thế thường được dân công sở ưa chuộng. 1. Cây Ngọc Bích: Cây Ngọc Bích có nguồn gốc từ châu Á, một số nước loài cây này có tên gọi khác là cây thường xanh. Tại Việt Nam nhiều nơi gọi là cây Hoa Đá. Theo phong thủy cổ đại, cây Ngọc Bích được đặt đúng vị trí sẽ mang lại sức khỏe và may mắn.Những thương gia luôn tin rằng cây Ngọc Bích có tác dụng chiêu tài, thường họ sẽ đặt nó ở bên quầy thu ngân hoặc máy đếm tiền. Có người bày ở lối cửa đi vào nhằm kích hoạt năng lượng chủ về tài lộc.2. Cây Bạch mã hoàng tử: Cây bạch mã hoàng tử là loại cây chịu bóng tốt. Cây mọc bụi vì cây con thường đâm chồi từ thân cây mẹ. Lá xanh, thân và cuốn lá màu trắng. Tán lá lớn. Gân và bẹ lá cây bạch mã hoàng tử màu trắng tạo nên điểm thu hút dễ nhớ. Cây trồng trong chậu rất đẹp. Dùng trang trí trong nhà, văn phòng rất phù hợp. Với kích thước bụi cây nhỏ từ 15 – 25 cm thường được chọn trồng vào những chậu nhỏ để trang trí trên bàn hoặc cửa sổ.3. Cây Phất dụ: Cây Phất Dụ còn được gọi là cây phát tài. Trong phong thủy đây là cây mang lại may mắn cho gia chủ, theo một số quan niệm người ta thường mua Phất Dụ theo các cành có số lượng như sau : 3 – cho sự hạnh phúc, 5 – cho sức khỏe, 2 – cho tình duyên, 8 – cho tài lộc, 9 – cho thời vận. Nên chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì hiệu quả về mặt phong thủy mới đạt được.Cây Phất Dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó : Phất dụ xanh – biểu tượng may mắn, Phất dụ thơm – là cây mộc lan có mùi thơm về đêm, Phất dụ rồng – gọi là huyết rồng được làm thuốc chữa bệnh, Phất dụ lá hẹp – gọi là bồng bồng thường làm bánh, Phất dụ trúc – xua đi vận đen gọi là trúc thiết quan âm…4. Cây Kim Tiền: Cây Kim Tiền thuộc họ Thiên nam tinh, sống quanh năm và xanh tốt. Thân cây to khỏe, nằm dưới mặt đất. Mầm nảy mạnh và hình thành nhiều thân nhỏ. Lá kép dạng to, cuống ngắn và chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ khoảng 2-3 năm. Kim Tiền được coi là cây phát tài, rất đẹp mắt và ý nghĩa về mặt phát phong thủy.Nên chọn thân xanh tươi, dày chắc, những cây đã nở hoa sẽ mang lại nhiều lộc nhất. Bày cây ở hướng Đông Bắc trong nhà để thu hút tài lộc.5. Cây Bao thanh thiên: Cây Bao thanh thiên mang ý nghĩa quý phái và sang trọng, là cây để bàn như một lời chúc phúc cho cá nhân hay doanh nghiệp luôn được thịnh vượng, phát tài. Cây trồng trong chậu rất đẹp. Dùng trang trí trong nhà, văn phòng rất phù hợp.6. Cây Cung Điện Vàng: Cây chịu bóng bán phần hoặc hoàn toàn, thích hợp làm cây nội thất. Nhân gống dễ dàng từ tách bụi. Nhu cầu nước trung bình, ưa khí hậu mát ẩm. Cây Cung Điện Vàng rất thích hợp bài trí trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh. Bạn không cần phải tốn nhiều thời gian để chăm sóc và sẽ luôn có cảm giác thư thái khi nhìn cây phát triển mỗi ngày.7. Cây hồng môn, tiểu hồng môn: Cây Tiểu Hồng Môn là cây chịu bóng râm (ánh nắng) bán phần, thích hợp trồng cây trang trí nội thất. Loại cây này nhân giống dễ dàng bằng cách tách bụi. Các loại Hồng Môn nói chung là thích sống theo bụi, nên khi chúng ta thấy nó nhảy ra 1- 2 con mà tách ra là cây mẹ bị suy rất lâu phát triển. Nên muốn tách cây con thì lựa bụi nào có khoảng từ 3 – 5 con thì tách ra 1 con để nuôi riêng.8. Cây Cau Tiểu Trâm: Cây cau Tiểu Trâm : Cây chịu mát, nhỏ, để trang trí trên bàn làm việc hoặc trong chậu thủy tinh, trồng trong dung dịch thủy canh rất đẹp. Cây chịu bóng tốt, Lá cây mọc từ thân chính. Dạng lá cau, lá nhọn dài, lá thưa mềm, Bụi cây nhỏ, thấp. Lá cây có màu xanh bắt mắt. Cây bụi nhỏ và chậu nhiều kiểu tạo nét thanh lịch khi đặt trên bàn làm việc.
Những loại cây cảnh này dễ trồng và có tên gọi khiến người ta liên tưởng đến sự may mắn và thịnh vượng, vì thế thường được dân công sở ưa chuộng. 1. Cây Ngọc Bích: Cây Ngọc Bích có nguồn gốc từ châu Á, một số nước loài cây này có tên gọi khác là cây thường xanh. Tại Việt Nam nhiều nơi gọi là cây Hoa Đá. Theo phong thủy cổ đại, cây Ngọc Bích được đặt đúng vị trí sẽ mang lại sức khỏe và may mắn.Những thương gia luôn tin rằng cây Ngọc Bích có tác dụng chiêu tài, thường họ sẽ đặt nó ở bên quầy thu ngân hoặc máy đếm tiền. Có người bày ở lối cửa đi vào nhằm kích hoạt năng lượng chủ về tài lộc.
2. Cây Bạch mã hoàng tử: Cây bạch mã hoàng tử là loại cây chịu bóng tốt. Cây mọc bụi vì cây con thường đâm chồi từ thân cây mẹ. Lá xanh, thân và cuốn lá màu trắng. Tán lá lớn. Gân và bẹ lá cây bạch mã hoàng tử màu trắng tạo nên điểm thu hút dễ nhớ. Cây trồng trong chậu rất đẹp. Dùng trang trí trong nhà, văn phòng rất phù hợp. Với kích thước bụi cây nhỏ từ 15 – 25 cm thường được chọn trồng vào những chậu nhỏ để trang trí trên bàn hoặc cửa sổ.
3. Cây Phất dụ: Cây Phất Dụ còn được gọi là cây phát tài. Trong phong thủy đây là cây mang lại may mắn cho gia chủ, theo một số quan niệm người ta thường mua Phất Dụ theo các cành có số lượng như sau : 3 – cho sự hạnh phúc, 5 – cho sức khỏe, 2 – cho tình duyên, 8 – cho tài lộc, 9 – cho thời vận. Nên chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì hiệu quả về mặt phong thủy mới đạt được.Cây Phất Dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó : Phất dụ xanh – biểu tượng may mắn, Phất dụ thơm – là cây mộc lan có mùi thơm về đêm, Phất dụ rồng – gọi là huyết rồng được làm thuốc chữa bệnh, Phất dụ lá hẹp – gọi là bồng bồng thường làm bánh, Phất dụ trúc – xua đi vận đen gọi là trúc thiết quan âm…
4. Cây Kim Tiền: Cây Kim Tiền thuộc họ Thiên nam tinh, sống quanh năm và xanh tốt. Thân cây to khỏe, nằm dưới mặt đất. Mầm nảy mạnh và hình thành nhiều thân nhỏ. Lá kép dạng to, cuống ngắn và chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ khoảng 2-3 năm. Kim Tiền được coi là cây phát tài, rất đẹp mắt và ý nghĩa về mặt phát phong thủy.Nên chọn thân xanh tươi, dày chắc, những cây đã nở hoa sẽ mang lại nhiều lộc nhất. Bày cây ở hướng Đông Bắc trong nhà để thu hút tài lộc.
5. Cây Bao thanh thiên: Cây Bao thanh thiên mang ý nghĩa quý phái và sang trọng, là cây để bàn như một lời chúc phúc cho cá nhân hay doanh nghiệp luôn được thịnh vượng, phát tài. Cây trồng trong chậu rất đẹp. Dùng trang trí trong nhà, văn phòng rất phù hợp.
6. Cây Cung Điện Vàng: Cây chịu bóng bán phần hoặc hoàn toàn, thích hợp làm cây nội thất. Nhân gống dễ dàng từ tách bụi. Nhu cầu nước trung bình, ưa khí hậu mát ẩm. Cây Cung Điện Vàng rất thích hợp bài trí trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh. Bạn không cần phải tốn nhiều thời gian để chăm sóc và sẽ luôn có cảm giác thư thái khi nhìn cây phát triển mỗi ngày.
7. Cây hồng môn, tiểu hồng môn: Cây Tiểu Hồng Môn là cây chịu bóng râm (ánh nắng) bán phần, thích hợp trồng cây trang trí nội thất. Loại cây này nhân giống dễ dàng bằng cách tách bụi. Các loại Hồng Môn nói chung là thích sống theo bụi, nên khi chúng ta thấy nó nhảy ra 1- 2 con mà tách ra là cây mẹ bị suy rất lâu phát triển. Nên muốn tách cây con thì lựa bụi nào có khoảng từ 3 – 5 con thì tách ra 1 con để nuôi riêng.
8. Cây Cau Tiểu Trâm: Cây cau Tiểu Trâm : Cây chịu mát, nhỏ, để trang trí trên bàn làm việc hoặc trong chậu thủy tinh, trồng trong dung dịch thủy canh rất đẹp. Cây chịu bóng tốt, Lá cây mọc từ thân chính. Dạng lá cau, lá nhọn dài, lá thưa mềm, Bụi cây nhỏ, thấp. Lá cây có màu xanh bắt mắt. Cây bụi nhỏ và chậu nhiều kiểu tạo nét thanh lịch khi đặt trên bàn làm việc.