1. Thay đổi lời nói: Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng thay vì nói với con bạn rằng con không được làm thế này, không được làm thế kia, thì việc nói với chúng rằng con nên làm thế này, con nên làm thế kia sẽ mang lại hiệu quả ngoài sự mong đợi. Ví dụ như, bạn nói với trẻ rằng: "Con hãy nhìn kỹ hai bên đường trước khi qua” sẽ có hiệu quả hơn là bạn nói "Không được chạy qua đường khi chưa quan sát kỹ". 2. Đưa ra các lựa chọn: Khi bạn muốn con của mình làm một cái gì chúng không muốn làm, hãy đưa ra cho trẻ một vài sự lựa chọn. Trẻ em giống như người lớn, thường có xu hướng hợp tác hơn nếu có kiểm soát. Thêm vào đó, việc này khiến cho trẻ không thể từ chối bởi vì bạn đã không hỏi những điều có thể trả lời "có" hoặc "không". 3. Sử dụng tâm lý ngược: Trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn thường có xu hướng muốn làm những điều trái với mong muốn của cha mẹ như một cách chứng tỏ cái tôi cá nhân của bản thân và ý muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động. Chúng không muốn người lớn coi mình là con nít. Do đó, hãy sử dụng tâm lý ngược bằng cách cấm trẻ làm điều bạn muốn trẻ làm.
4. Thách thức trẻ: Thay vì cứ phải dỗ ngon, dỗ ngọt trẻ làm những điều mình muốn, hãy biến các mong muốn của bạn thành thách thức với trẻ. Đặc biệt với những đứa trẻ biếng ăn, bạn có thể thách thức chúng bằng cách nói: "Mẹ thách con ăn được hết quả táo này." Sẽ rất hiệu quả đấy!
5. Thêm một yêu cầu ngớ ngẩn: Thêm một yêu cầu ngớ ngẩn vào trong yêu cầu của bạn với con, như "Tại sao con không vừa nhảy, vừa huýt sáo trong lúc cất đồ chơi nhỉ?" Do đó, trẻ sẽ bận rộn với công việc của mình và bạn sẽ bớt vất vả hơn khi phải chăm sóc chúng. 6. Phá vỡ thói quen xấu của trẻ: Phá vỡ các thói quen xấu của trẻ bằng cách bỏ tiền vào trong một cái bình, nói với trẻ bạn sẽ bớt một số tiền nhất định mỗi khi trẻ mắc lỗi. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, sau bốn tuần – khoảng thời gian cần thiết để từ bỏ thói quen xấu – trẻ có thể giữ lại số tiền trong bình. Như vậy, trẻ sẽ có động lực để từ bỏ thói quen xấu. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không bao giờ dùng cách này để dụ dỗ trẻ ăn, trẻ có thể hiểu nhầm về đồ ăn. 7. Giữ bình tĩnh: Là cha mẹ, bạn phải giữ bình tĩnh khi con bạn mắc lỗi. Thái độ khuyên bảo nhẹ nhàng sẽ có hiệu quả hơn việc la hét, việc giận dữ và hành động đánh đòn của cha mẹ có thể khiến nhiều trẻ em - đặc biệt là thanh thiếu niên có xu hướng phản kháng.
1. Thay đổi lời nói: Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng thay vì nói với con bạn rằng con không được làm thế này, không được làm thế kia, thì việc nói với chúng rằng con nên làm thế này, con nên làm thế kia sẽ mang lại hiệu quả ngoài sự mong đợi. Ví dụ như, bạn nói với trẻ rằng: "Con hãy nhìn kỹ hai bên đường trước khi qua” sẽ có hiệu quả hơn là bạn nói "Không được chạy qua đường khi chưa quan sát kỹ".
2. Đưa ra các lựa chọn: Khi bạn muốn con của mình làm một cái gì chúng không muốn làm, hãy đưa ra cho trẻ một vài sự lựa chọn. Trẻ em giống như người lớn, thường có xu hướng hợp tác hơn nếu có kiểm soát. Thêm vào đó, việc này khiến cho trẻ không thể từ chối bởi vì bạn đã không hỏi những điều có thể trả lời "có" hoặc "không".
3. Sử dụng tâm lý ngược: Trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn thường có xu hướng muốn làm những điều trái với mong muốn của cha mẹ như một cách chứng tỏ cái tôi cá nhân của bản thân và ý muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động. Chúng không muốn người lớn coi mình là con nít. Do đó, hãy sử dụng tâm lý ngược bằng cách cấm trẻ làm điều bạn muốn trẻ làm.
4. Thách thức trẻ: Thay vì cứ phải dỗ ngon, dỗ ngọt trẻ làm những điều mình muốn, hãy biến các mong muốn của bạn thành thách thức với trẻ. Đặc biệt với những đứa trẻ biếng ăn, bạn có thể thách thức chúng bằng cách nói: "Mẹ thách con ăn được hết quả táo này." Sẽ rất hiệu quả đấy!
5. Thêm một yêu cầu ngớ ngẩn: Thêm một yêu cầu ngớ ngẩn vào trong yêu cầu của bạn với con, như "Tại sao con không vừa nhảy, vừa huýt sáo trong lúc cất đồ chơi nhỉ?" Do đó, trẻ sẽ bận rộn với công việc của mình và bạn sẽ bớt vất vả hơn khi phải chăm sóc chúng.
6. Phá vỡ thói quen xấu của trẻ: Phá vỡ các thói quen xấu của trẻ bằng cách bỏ tiền vào trong một cái bình, nói với trẻ bạn sẽ bớt một số tiền nhất định mỗi khi trẻ mắc lỗi. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, sau bốn tuần – khoảng thời gian cần thiết để từ bỏ thói quen xấu – trẻ có thể giữ lại số tiền trong bình. Như vậy, trẻ sẽ có động lực để từ bỏ thói quen xấu. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không bao giờ dùng cách này để dụ dỗ trẻ ăn, trẻ có thể hiểu nhầm về đồ ăn.
7. Giữ bình tĩnh: Là cha mẹ, bạn phải giữ bình tĩnh khi con bạn mắc lỗi. Thái độ khuyên bảo nhẹ nhàng sẽ có hiệu quả hơn việc la hét, việc giận dữ và hành động đánh đòn của cha mẹ có thể khiến nhiều trẻ em - đặc biệt là thanh thiếu niên có xu hướng phản kháng.