Những "fan" của series phim "bom tấn" Fast & Furious chắc chắn sẽ không thể quên được chiếc Mazda RX-7 độ màu cam-đen do nhân vật Han Lue sở hữu ở phần 3 Tokyo Drift. Trong một đoạn đuổi bắt cao trào, chiếc RX-7 đã bị Deckard Shaw đâm ngang thân và phát nổ, khiến Han tử nạn đồng thời dẫn tới cốt truyện của phần 7 loạt phim.Trước khi bộ phim được công chiếu 2 năm, chiếc RX-7 này đã được hãng độ Veilside của Nhật tạo ra nhằm trưng bày tại triển lãm Tokyo Auto Salon đầu năm 2005 và quảng cáo cho gói widebody Fortune mới nhất của hãng. Sau khi đạt giải Xe đẹp nhất tại triển lãm, đoàn làm phim Fast & Furious đã liên hệ với Veilside để mua lại chiếc xe.Với gói widebody của Veilside, ngoại hình của chiếc RX-7 nguyên bản đã bị thay đổi hoàn toàn. Chi tiết duy nhất để giúp nhận ra nó là một chiếc RX-7 ở bên ngoài chỉ còn là vòm mui của xe. So với xe nguyên bản, Veilside Fortune RX-7 đã rộng tới 28 cm, đạt 2,03 mét trong khi giữ nguyên chiều dài 4,28 mét.Để vừa với những hốc bánh xe cực lớn, Veilside cũng đã đi kèm một bộ mâm lòng sâu đặc biệt với tên gọi Andrew EVO-V cho xe, có đường kính 19 inch cho cả 4 bánh, sử dụng lốp 255/30 cho bánh trước và 305/25 cho bánh sau. Phía sau những chiếc mâm này là hệ thống phanh độ của Rotora và hệ thống treo của A'PEXi.Chiếc xe nguyên bản của Veilside vốn được sơn trong tông màu đỏ-đen kết hợp. Tuy nhiên sau khi được mua lại bởi đoàn làm phim Fast & Furious, do bối cảnh trong phim chủ yếu là vào ban đêm nên chiếc RX-7 đã được đổi từ màu đỏ sang màu cam ánh ngọc Sunset Orange Pearl.Mặc dù sơn lại bên ngoài chiếc xe, nhưng nội thất màu đen-đỏ của chiếc RX-7 Fortune vẫn giữ nguyên như khi được mua lại bởi Veilside.Bên trong nội thất của xe, Veilside cũng đã trang trí lại với các chi tiết ốp sợi carbon thật, vô-lăng do hãng thiết kế, bảng đồng hồ mới và bộ pedal thể thao bằng nhôm.Hành khách và người lái sẽ ngồi trên những chiếc ghế thể thao D1. Tuy nhiên sau khi quay xong phim, chiếc xe đã được thay hệ thống dây an toàn 4 điểm như xe đua thành dây 3 điểm bình thường.Khối động cơ 3 rotor tăng áp nguyên bản của RX-7 cũng đã được Veilside độ nhẹ lại với tăng áp HKS T04Z, dàn làm mát HKS, ECU A'PEXi Power FC và bơm xăng từ Nissan Skyline GT-R để đem tới công suất 305 mã lực và mô-men xoắn 347 Nm. Do Veilside đã làm chiếc xe khá gấp để chuẩn bị cho triển lãm nên cấu hình độ này vẫn chưa được hãng cân chỉnh kỹ càng để có thể đạt được tối đa 500 mã lực.Do loại động cơ rotor vốn có mô-men xoắn thấp và chỉ có thể đạt được ở số vòng tua cao cùng với lốp sau quá rộng nên trên thực tế, chiếc RX-7 này rất khó để drift. Để có thể khiến chiếc xe drift dễ dàng hơn, đoàn làm phim đã cạo hết gai lốp, khiến tay lái đóng thế Rhys Millen có thể drift chiếc RX-7 như khán giả đã thấy.Mức giá mà đoàn làm phim đã bỏ ra để sở hữu xế độ Veilside RX-7 này là một bí ẩn, tuy nhiên chỉ tính riêng gói widebody Fortune được trang bị cho chiếc xe đã có giá lên tới 15.000 USD. Cộng với các chi tiết độ khác, nhiều khả năng giá của xe sẽ vào khoảng 50.000 USD.
Những "fan" của series phim "bom tấn" Fast & Furious chắc chắn sẽ không thể quên được chiếc Mazda RX-7 độ màu cam-đen do nhân vật Han Lue sở hữu ở phần 3 Tokyo Drift. Trong một đoạn đuổi bắt cao trào, chiếc RX-7 đã bị Deckard Shaw đâm ngang thân và phát nổ, khiến Han tử nạn đồng thời dẫn tới cốt truyện của phần 7 loạt phim.
Trước khi bộ phim được công chiếu 2 năm, chiếc RX-7 này đã được hãng độ Veilside của Nhật tạo ra nhằm trưng bày tại triển lãm Tokyo Auto Salon đầu năm 2005 và quảng cáo cho gói widebody Fortune mới nhất của hãng. Sau khi đạt giải Xe đẹp nhất tại triển lãm, đoàn làm phim Fast & Furious đã liên hệ với Veilside để mua lại chiếc xe.
Với gói widebody của Veilside, ngoại hình của chiếc RX-7 nguyên bản đã bị thay đổi hoàn toàn. Chi tiết duy nhất để giúp nhận ra nó là một chiếc RX-7 ở bên ngoài chỉ còn là vòm mui của xe. So với xe nguyên bản, Veilside Fortune RX-7 đã rộng tới 28 cm, đạt 2,03 mét trong khi giữ nguyên chiều dài 4,28 mét.
Để vừa với những hốc bánh xe cực lớn, Veilside cũng đã đi kèm một bộ mâm lòng sâu đặc biệt với tên gọi Andrew EVO-V cho xe, có đường kính 19 inch cho cả 4 bánh, sử dụng lốp 255/30 cho bánh trước và 305/25 cho bánh sau. Phía sau những chiếc mâm này là hệ thống phanh độ của Rotora và hệ thống treo của A'PEXi.
Chiếc xe nguyên bản của Veilside vốn được sơn trong tông màu đỏ-đen kết hợp. Tuy nhiên sau khi được mua lại bởi đoàn làm phim Fast & Furious, do bối cảnh trong phim chủ yếu là vào ban đêm nên chiếc RX-7 đã được đổi từ màu đỏ sang màu cam ánh ngọc Sunset Orange Pearl.
Mặc dù sơn lại bên ngoài chiếc xe, nhưng nội thất màu đen-đỏ của chiếc RX-7 Fortune vẫn giữ nguyên như khi được mua lại bởi Veilside.
Bên trong nội thất của xe, Veilside cũng đã trang trí lại với các chi tiết ốp sợi carbon thật, vô-lăng do hãng thiết kế, bảng đồng hồ mới và bộ pedal thể thao bằng nhôm.
Hành khách và người lái sẽ ngồi trên những chiếc ghế thể thao D1. Tuy nhiên sau khi quay xong phim, chiếc xe đã được thay hệ thống dây an toàn 4 điểm như xe đua thành dây 3 điểm bình thường.
Khối động cơ 3 rotor tăng áp nguyên bản của RX-7 cũng đã được Veilside độ nhẹ lại với tăng áp HKS T04Z, dàn làm mát HKS, ECU A'PEXi Power FC và bơm xăng từ Nissan Skyline GT-R để đem tới công suất 305 mã lực và mô-men xoắn 347 Nm. Do Veilside đã làm chiếc xe khá gấp để chuẩn bị cho triển lãm nên cấu hình độ này vẫn chưa được hãng cân chỉnh kỹ càng để có thể đạt được tối đa 500 mã lực.
Do loại động cơ rotor vốn có mô-men xoắn thấp và chỉ có thể đạt được ở số vòng tua cao cùng với lốp sau quá rộng nên trên thực tế, chiếc RX-7 này rất khó để drift. Để có thể khiến chiếc xe drift dễ dàng hơn, đoàn làm phim đã cạo hết gai lốp, khiến tay lái đóng thế Rhys Millen có thể drift chiếc RX-7 như khán giả đã thấy.
Mức giá mà đoàn làm phim đã bỏ ra để sở hữu xế độ Veilside RX-7 này là một bí ẩn, tuy nhiên chỉ tính riêng gói widebody Fortune được trang bị cho chiếc xe đã có giá lên tới 15.000 USD. Cộng với các chi tiết độ khác, nhiều khả năng giá của xe sẽ vào khoảng 50.000 USD.