Nếu đến phía Đông thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, người yêu xe có thể gặp một đại lý bỏ hoang, phía trước là 6 chiếc xe sang Mercedes S-Class thế hệ trước (W221), được độ bởi hãng Brabus và hoàn toàn chưa qua sử dụng, còn "nguyên seal" nằm "hứng bụi" ngoài trời.Trong dàn xe siêu sang, có tới 5 chiếc ở hàng đầu là phiên bản Brabus 50S 4M được trang bị động cơ V8 và một chiếc đỗ ngang ở phía sau thuộc phiên bản 60S với động cơ V12 cực mạnh, chỉ đứng sau những bản S-Class Rocket trong danh mục sản phẩm của Brabus. Khi được bán vào năm 2013, một chiếc Brabus 50S 4M được bán với giá 2,35 triệu NDT (tương đương 350.000 USD), trong khi bản 60S có giá 2,29 triệu NDT vào năm 2011 (340.000 USD).Nhìn vào đại lý bị bỏ hoang phía sau, có thể dễ dàng nhận thấy những chiếc Brabus đã từng được đại lý này nhập về bán. Từ các dòng chữ Trung Quốc trên các banner treo bên ngoài, có vẻ như đại lý này chuyên bán những chiếc xe "nhập khẩu song song", hay nói cách khác là các loại xe nhập tiểu ngạch tư nhân, không qua một nhà phân phối chính thức nào ở Trung Quốc.Những chiếc xe nhập bởi các cửa hàng tư nhân có thể được đăng ký biển số bình thường tại Bắc Kinh, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào từng kiểu xe. Do việc "độ" xe về cơ bản bị cấm ở Trung Quốc nên những chiếc xe được độ sẵn từ các hãng tên tuổi như Brabus hay Mansory cực kỳ khó đăng ký.Có lẽ đây chính là lý do khiến những chiếc Brabus S-Class này bị "bỏ không" tại đại lý này khi người nhập chúng về không thể bán được do không được đăng ký. Mặc dù vậy, một "lỗ hổng" trong luật cũng có thể giúp các loại xe độ này được đăng ký, nhưng nó lại phải được thực hiện từ phía hãng độ.Cụ thể hơn, hãng độ cần phải mua chiếc xe từ nhà sản xuất chính thức (trong trường hợp này là Brabus mua xe từ Mercedes), sau đó độ lại và đăng ký nó với một số VIN hoàn toàn mới. Với cách làm này, dù chiếc xe đã được "độ hết bài" thì nó vẫn có thể được nhập và đăng ký một cách hoàn toàn hợp pháp tại Trung Quốc khi hải quan chỉ kiểm tra số VIN mới thay vì số VIN nguyên bản của xe.Điều kỳ lạ ở đây đó là cả 2 phiên bản Brabus 50S 4M và 60S đều được làm dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Được trang bị động cơ 4.7l tăng áp kép V8, chiếc Brabus 50S 4M có công suất 430 mã lực và mô-men xoắn cực đại 700 Nm. Trong khi đó, phiên bản 60S có động cơ 5.5l V12.Với lô xe sang Brabus S-Class trị giá hàng chục triệu NDT không thể đăng ký và bán ra, nhiều khả năng chủ của đại lý xe này đã bị "vỡ nợ" và buộc phải bỏ trốn do không thể thanh lý được, khiến cho cả đại lý và những chiếc xe rơi vào tình trạng bỏ hoang.Đối với những người yêu xe, việc nhìn những chiếc xe siêu sang mạnh mẽ và thậm chí còn "mới tinh", chưa qua sử dụng và "nguyên seal" này bị bỏ mặc cho "dãi dầu mưa nắng" không khỏi khiến họ cảm thấy "xót lòng".
Nếu đến phía Đông thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, người yêu xe có thể gặp một đại lý bỏ hoang, phía trước là 6 chiếc xe sang Mercedes S-Class thế hệ trước (W221), được độ bởi hãng Brabus và hoàn toàn chưa qua sử dụng, còn "nguyên seal" nằm "hứng bụi" ngoài trời.
Trong dàn xe siêu sang, có tới 5 chiếc ở hàng đầu là phiên bản Brabus 50S 4M được trang bị động cơ V8 và một chiếc đỗ ngang ở phía sau thuộc phiên bản 60S với động cơ V12 cực mạnh, chỉ đứng sau những bản S-Class Rocket trong danh mục sản phẩm của Brabus. Khi được bán vào năm 2013, một chiếc Brabus 50S 4M được bán với giá 2,35 triệu NDT (tương đương 350.000 USD), trong khi bản 60S có giá 2,29 triệu NDT vào năm 2011 (340.000 USD).
Nhìn vào đại lý bị bỏ hoang phía sau, có thể dễ dàng nhận thấy những chiếc Brabus đã từng được đại lý này nhập về bán. Từ các dòng chữ Trung Quốc trên các banner treo bên ngoài, có vẻ như đại lý này chuyên bán những chiếc xe "nhập khẩu song song", hay nói cách khác là các loại xe nhập tiểu ngạch tư nhân, không qua một nhà phân phối chính thức nào ở Trung Quốc.
Những chiếc xe nhập bởi các cửa hàng tư nhân có thể được đăng ký biển số bình thường tại Bắc Kinh, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào từng kiểu xe. Do việc "độ" xe về cơ bản bị cấm ở Trung Quốc nên những chiếc xe được độ sẵn từ các hãng tên tuổi như Brabus hay Mansory cực kỳ khó đăng ký.
Có lẽ đây chính là lý do khiến những chiếc Brabus S-Class này bị "bỏ không" tại đại lý này khi người nhập chúng về không thể bán được do không được đăng ký. Mặc dù vậy, một "lỗ hổng" trong luật cũng có thể giúp các loại xe độ này được đăng ký, nhưng nó lại phải được thực hiện từ phía hãng độ.
Cụ thể hơn, hãng độ cần phải mua chiếc xe từ nhà sản xuất chính thức (trong trường hợp này là Brabus mua xe từ Mercedes), sau đó độ lại và đăng ký nó với một số VIN hoàn toàn mới. Với cách làm này, dù chiếc xe đã được "độ hết bài" thì nó vẫn có thể được nhập và đăng ký một cách hoàn toàn hợp pháp tại Trung Quốc khi hải quan chỉ kiểm tra số VIN mới thay vì số VIN nguyên bản của xe.
Điều kỳ lạ ở đây đó là cả 2 phiên bản Brabus 50S 4M và 60S đều được làm dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Được trang bị động cơ 4.7l tăng áp kép V8, chiếc Brabus 50S 4M có công suất 430 mã lực và mô-men xoắn cực đại 700 Nm. Trong khi đó, phiên bản 60S có động cơ 5.5l V12.
Với lô xe sang Brabus S-Class trị giá hàng chục triệu NDT không thể đăng ký và bán ra, nhiều khả năng chủ của đại lý xe này đã bị "vỡ nợ" và buộc phải bỏ trốn do không thể thanh lý được, khiến cho cả đại lý và những chiếc xe rơi vào tình trạng bỏ hoang.
Đối với những người yêu xe, việc nhìn những chiếc xe siêu sang mạnh mẽ và thậm chí còn "mới tinh", chưa qua sử dụng và "nguyên seal" này bị bỏ mặc cho "dãi dầu mưa nắng" không khỏi khiến họ cảm thấy "xót lòng".