Chiếc ôtô chạy bằng than củi này là chiếc xe vận tải cơ giới được lắp ráp đầu tiên của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam, đánh dấu thời kỳ vận tải từ thô sơ lên cơ giới. Đây là hiện vật minh chứng cho lòng quyết tâm quả cảm, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về vật chất của QĐND Việt Nam, tạo nên những kỳ tích mang dấu ấn thời đại.Ngày 25/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1821/QĐ-TTg công nhận Bảo vật Quốc gia đợt 7 cho 22 hiện vật và nhóm hiện việt, trong đó có chiếc xe ôtô "Quốc tế" của Bảo tàng Hậu cần. Chiếc xe vận tải có màu xanh cỏ úa, chiều dài 6,7m, rộng 2,2m và cao 3,1m. Xe hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hậu cần (Bộ Quốc phòng) tại Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Xe “Quốc tế” là chiếc ôtô vận tải đầu tiên của QĐND Việt Nam, được lắp ráp và hoàn thành vào năm 1949, làm nhiệm vụ vận chuyển hàng cho các chiến dịch. Năm 1949, thực dân Pháp bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt phải rút chạy khỏi Thái Nguyên, Bắc Kạn, lên đóng quân ở vùng biên giới Cao Bằng, kiểm soát giao thông trên đường số 4. Chúng thường cho quân tung biệt kích, thổ phỉ vào sâu hậu phương của ta để tìm phá kho hàng và phương tiện vận tải.Ngày 4/8/1949, Phái đoàn Mậu dịch Thống nhất Quốc phòng được thành lập theo Nghị định số 7/NĐ của Chính phủ. Phái đoàn có nhiệm vụ tổ chức mua hàng từ các địa phương, mua vũ khí thuốc nổ ở biên giới Việt - Trung cung cấp cho lực lượng vũ trang. Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề này, cần phải có phương tiện vận tải cơ giới.Đồng chí Vũ Văn Đôn - Trưởng phái đoàn lập tức lên nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (Thái Nguyên) xin liên hệ một số đồng chí biết tiếng Trung, có trình độ kỹ thuật xe máy cùng một số cán bộ của Cục Vận tải, thành lập một tổ 10 người rồi hành quân lên Bắc Kạn thu gom vật tư, phụ tùng ôtô hỏng của Pháp bỏ lại sau chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947.Sau một thời gian mày mò, sửa chữa và lắp ráp tổ đã lắp thành công một chiếc xe ôtô vận tải đầu tiên. Chiếc xe được lắp ráp từ nhiều bộ phận của các hãng ôtô khác nhau từ các vật tư, phụ tùng ôtô hỏng.Máy của chiếc xe vận tải Quốc Tế đến từ hãng Ford (Mỹ), cabin của hãng Studebazker (Đức), sát-xi của Renault (Pháp). Xe có động cơ chạy bằng xăng, nhưng do điều kiện thiếu nhiên liệu nên thợ kỹ thuật của ta đã sáng chế, cải tiến để có thể chạy được bằng cả than đá và than củi.Xe được đặt tên là “Xe ô tô Quốc tế” do nó được lắp ráp từ nhiều bộ phận của các loại xe do nhiều nước sản xuất. Sau khi chạy thử, xe đạt chất lượng tốt, đã chở được hàng chục tấn hàng trên đoạn đường dài 93km từ đèo Tài Sìn Hồ (cách Cao Bằng 19km) đến Bắc Kạn, góp phần hoàn thành kế hoạch đầu tiên của Cục Vận tải.Đặc biệt, xe “Quốc tế” đã có vinh dự một số lần được đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh lên công tác ở chiến khu Việt Bắc. Xe cũng đưa một số vị khách quốc tế, trong đó có đồng chí Lêo Figuerre, Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Pháp trong dịp đến thăm căn cứ địa Việt Bắc năm 1950.Từ năm 1950 đến năm 1954, sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới, nước ta nhận được một số xe viện trợ của các nước XHCN. Xe “Quốc tế” lúc đó vì chạy bằng than (chặt cây đốt thành than) nên không còn phù hợp với điều kiện vận chuyển hàng trên cung đường dài, chỉ dùng để vận chuyển hàng trên cung đường ngắn trong nội bộ của Cục Vận tải.Video: Chiếc xe đạp thồ và những kỷ lục “không thể tin nổi” trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiếc ôtô chạy bằng than củi này là chiếc xe vận tải cơ giới được lắp ráp đầu tiên của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam, đánh dấu thời kỳ vận tải từ thô sơ lên cơ giới. Đây là hiện vật minh chứng cho lòng quyết tâm quả cảm, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về vật chất của QĐND Việt Nam, tạo nên những kỳ tích mang dấu ấn thời đại.
Ngày 25/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1821/QĐ-TTg công nhận Bảo vật Quốc gia đợt 7 cho 22 hiện vật và nhóm hiện việt, trong đó có chiếc xe ôtô "Quốc tế" của Bảo tàng Hậu cần. Chiếc xe vận tải có màu xanh cỏ úa, chiều dài 6,7m, rộng 2,2m và cao 3,1m. Xe hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hậu cần (Bộ Quốc phòng) tại Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Xe “Quốc tế” là chiếc ôtô vận tải đầu tiên của QĐND Việt Nam, được lắp ráp và hoàn thành vào năm 1949, làm nhiệm vụ vận chuyển hàng cho các chiến dịch. Năm 1949, thực dân Pháp bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt phải rút chạy khỏi Thái Nguyên, Bắc Kạn, lên đóng quân ở vùng biên giới Cao Bằng, kiểm soát giao thông trên đường số 4. Chúng thường cho quân tung biệt kích, thổ phỉ vào sâu hậu phương của ta để tìm phá kho hàng và phương tiện vận tải.
Ngày 4/8/1949, Phái đoàn Mậu dịch Thống nhất Quốc phòng được thành lập theo Nghị định số 7/NĐ của Chính phủ. Phái đoàn có nhiệm vụ tổ chức mua hàng từ các địa phương, mua vũ khí thuốc nổ ở biên giới Việt - Trung cung cấp cho lực lượng vũ trang. Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề này, cần phải có phương tiện vận tải cơ giới.
Đồng chí Vũ Văn Đôn - Trưởng phái đoàn lập tức lên nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (Thái Nguyên) xin liên hệ một số đồng chí biết tiếng Trung, có trình độ kỹ thuật xe máy cùng một số cán bộ của Cục Vận tải, thành lập một tổ 10 người rồi hành quân lên Bắc Kạn thu gom vật tư, phụ tùng ôtô hỏng của Pháp bỏ lại sau chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947.
Sau một thời gian mày mò, sửa chữa và lắp ráp tổ đã lắp thành công một chiếc xe ôtô vận tải đầu tiên. Chiếc xe được lắp ráp từ nhiều bộ phận của các hãng ôtô khác nhau từ các vật tư, phụ tùng ôtô hỏng.
Máy của chiếc xe vận tải Quốc Tế đến từ hãng Ford (Mỹ), cabin của hãng Studebazker (Đức), sát-xi của Renault (Pháp). Xe có động cơ chạy bằng xăng, nhưng do điều kiện thiếu nhiên liệu nên thợ kỹ thuật của ta đã sáng chế, cải tiến để có thể chạy được bằng cả than đá và than củi.
Xe được đặt tên là “Xe ô tô Quốc tế” do nó được lắp ráp từ nhiều bộ phận của các loại xe do nhiều nước sản xuất. Sau khi chạy thử, xe đạt chất lượng tốt, đã chở được hàng chục tấn hàng trên đoạn đường dài 93km từ đèo Tài Sìn Hồ (cách Cao Bằng 19km) đến Bắc Kạn, góp phần hoàn thành kế hoạch đầu tiên của Cục Vận tải.
Đặc biệt, xe “Quốc tế” đã có vinh dự một số lần được đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh lên công tác ở chiến khu Việt Bắc. Xe cũng đưa một số vị khách quốc tế, trong đó có đồng chí Lêo Figuerre, Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Pháp trong dịp đến thăm căn cứ địa Việt Bắc năm 1950.
Từ năm 1950 đến năm 1954, sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới, nước ta nhận được một số xe viện trợ của các nước XHCN. Xe “Quốc tế” lúc đó vì chạy bằng than (chặt cây đốt thành than) nên không còn phù hợp với điều kiện vận chuyển hàng trên cung đường dài, chỉ dùng để vận chuyển hàng trên cung đường ngắn trong nội bộ của Cục Vận tải.
Video: Chiếc xe đạp thồ và những kỷ lục “không thể tin nổi” trong chiến dịch Điện Biên Phủ.