Bắt đầu danh sách 10 điểm nhấn của thị trường xe Việt trong năm 2016, ngành công nghiệp xe máy đã có nhiều dấu hiệu phát triển tích cực trong năm nay. Trong đó, sự kiện nổi bật nhất phải kể tới triển lãm xe máy Vietnam Motor Cycle Show (VMCS) lần đầu tiên được tổ chức hoành tráng tại Sài Gòn, với sự hội tụ của nhiều thương hiệu lớn và những mẫu xe "khủng".Năm 2016 cũng được coi là một năm với những dấu hiệu khởi đầu tích cực với nền đua xe Việt Nam khi các giải đấu khác nhau đã liên tiếp được tổ chức một cách hợp pháp trong sân đua chuyên nghiệp. Không chỉ là cơ hội để các tay đua được tự do "sống" với đam mê tốc độ, những giải đua chuyên nghiệp này đã "thổi lửa" cho môn thể thao đua xe tại Việt Nam và tạo ra những sân chơi tốc độ, hạn chế tình trạng đua xe trái phép.Trong khi ngành công nghiệp xe máy có khá nhiều tín hiệu vui thì "bức tranh" công nghiệp ôtô Việt Nam 2016 lại có nhiều khoảng sáng tối khác nhau. Sự kiện gây ảnh hưởng nhất phải kể tới cách tính thuế TTDB mới áp dụng từ 1/7 ưu tiên xe có dung tích nhỏ. Chỉ sau 1 đêm, nhiều dòng xe động cơ nhỏ đã hạ giá nhẹ trong khi những siêu xe "hàng khủng" với dung tích xi-lanh trên 6 lít có thể đạt mức tăng lên tới hàng chục tỷ đồng.Dù bị "áp thuế" mạnh mẽ do có dung tích động cơ tăng nhưng từ đầu tới cuối năm 2016, giới chơi xe Việt liên tục được đón nhận rất nhiều mẫu siêu xe và xe sang "hàng khủng" đẳng cấp Thế giới, có thể kể tới một số cái tên như "cặp đôi" Lamborghini Aventador SV Coupe/Roadster, Ferrari 488 GTB/488 Spider, Lamborghini Huracan, Pagani Huayra, các dòng McLaren khác nhau...Dù có nhiều biến động về giá bán nhưng sau 11 tháng, thị trường ôtô Việt Nam đã có tổng doanh số đạt 271.123 xe và được dự đoán sẽ chắc chắn "vượt mốc" 300.000 chiếc/năm sau khi có số liệu tổng kết của tháng 12 này. Như vậy, tổng doanh số xe hơi của thị trường Việt đã tương đương Phillippines và chỉ thua 3 nước Indonesia, Thái Lan và Malaysia trong khu vực ĐNÁ.Mức tiêu thụ xe hơi tăng mạnh không chỉ do nhu cầu của khách hàng Việt mà còn bởi hàng loạt các biện pháp "kích cầu" của nhiều hãng xe, trong đó nổi bật nhất là những show triển lãm riêng. Trong năm nay, một số hãng xe lớn tới từ Đức như Volkswagen, Audi, BMW và Mercedes đã liên tiếp tổ chức những triển lãm của riêng thương hiệu mình, thu hút một lượng lớn công chúng và khách hàng tiềm năng tới xem và ký hợp đồng mua xe.Không chỉ có những triển lãm riêng của mỗi hãng xe, toàn bộ ngành công nghiệp ôtô Việt cũng có 2 triển lãm lớn là VMS và VIMS được tổ chức liên tiếp trong cùng 1 tháng (T10/2016). Không còn có quá nhiều những mẫu xe ý tưởng, xe đua trưng bày, các hãng xe đều tập trung giới thiệu những mẫu xe chiến lược trong tương lai gần và kèm theo đội ngũ nhân viên bán hàng đông đảo để đáp ứng nhu cầu mua xe của khách.Chọn triển lãm ôtô quốc tế Việt Nam làm nơi ra mắt chính thức, thương hiệu xe Nga nổi tiếng một thời UAZ đã "tái xuất hiện" tại nước ta với 3 mẫu xe địa hình là Hunter, Patriot và Pickup. Được dự đoán sẽ có giá bán hấp dẫn do chính sách hỗ trợ thuế theo cam kết giữa 2 nước Việt-Nga, tuy nhiên tới cuối năm 2016 giá bán chính thức của 3 mẫu xe này cũng chưa được tiết lộ.Trong năm 2016, hàng loạt các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối xe tại Việt Nam đã đón nhận một tin không vui khi cơ quan của Bộ Tài chính đã vào cuộc xác định lại cách tính thuế của gần 1.000 ôtô diện nghi vấn, phát hiện có tình trạng khai báo trị giá hải quan xe nhập khẩu thấp hơn giá thị trường và truy thu thuế với một số hãng xe lớn vào quý 4/2016 gồm Jaguar Land Rover, BMW và Rolls-Royce.Trong đó, Euro Auto - thương hiệu nhập và phân phối chính hãng BMW tại Việt Nam đã phải nhận "trái đắng" khi trong tháng 12 này, Tổng cục Hải quan cùng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có quyết định khởi tố vụ án buôn lậu với Euro Auto do những sai phạm trong nhập khẩu xe. Hồ sơ vụ án đã được chuyển cho Cục Cảnh sát Kinh tế (C46) – Bộ Công an để xử lý theo thẩm quyền.
Bắt đầu danh sách 10 điểm nhấn của thị trường xe Việt trong năm 2016, ngành công nghiệp xe máy đã có nhiều dấu hiệu phát triển tích cực trong năm nay. Trong đó, sự kiện nổi bật nhất phải kể tới triển lãm xe máy Vietnam Motor Cycle Show (VMCS) lần đầu tiên được tổ chức hoành tráng tại Sài Gòn, với sự hội tụ của nhiều thương hiệu lớn và những mẫu xe "khủng".
Năm 2016 cũng được coi là một năm với những dấu hiệu khởi đầu tích cực với nền đua xe Việt Nam khi các giải đấu khác nhau đã liên tiếp được tổ chức một cách hợp pháp trong sân đua chuyên nghiệp. Không chỉ là cơ hội để các tay đua được tự do "sống" với đam mê tốc độ, những giải đua chuyên nghiệp này đã "thổi lửa" cho môn thể thao đua xe tại Việt Nam và tạo ra những sân chơi tốc độ, hạn chế tình trạng đua xe trái phép.
Trong khi ngành công nghiệp xe máy có khá nhiều tín hiệu vui thì "bức tranh" công nghiệp ôtô Việt Nam 2016 lại có nhiều khoảng sáng tối khác nhau. Sự kiện gây ảnh hưởng nhất phải kể tới cách tính thuế TTDB mới áp dụng từ 1/7 ưu tiên xe có dung tích nhỏ. Chỉ sau 1 đêm, nhiều dòng xe động cơ nhỏ đã hạ giá nhẹ trong khi những siêu xe "hàng khủng" với dung tích xi-lanh trên 6 lít có thể đạt mức tăng lên tới hàng chục tỷ đồng.
Dù bị "áp thuế" mạnh mẽ do có dung tích động cơ tăng nhưng từ đầu tới cuối năm 2016, giới chơi xe Việt liên tục được đón nhận rất nhiều mẫu siêu xe và xe sang "hàng khủng" đẳng cấp Thế giới, có thể kể tới một số cái tên như "cặp đôi" Lamborghini Aventador SV Coupe/Roadster, Ferrari 488 GTB/488 Spider, Lamborghini Huracan, Pagani Huayra, các dòng McLaren khác nhau...
Dù có nhiều biến động về giá bán nhưng sau 11 tháng, thị trường ôtô Việt Nam đã có tổng doanh số đạt 271.123 xe và được dự đoán sẽ chắc chắn "vượt mốc" 300.000 chiếc/năm sau khi có số liệu tổng kết của tháng 12 này. Như vậy, tổng doanh số xe hơi của thị trường Việt đã tương đương Phillippines và chỉ thua 3 nước Indonesia, Thái Lan và Malaysia trong khu vực ĐNÁ.
Mức tiêu thụ xe hơi tăng mạnh không chỉ do nhu cầu của khách hàng Việt mà còn bởi hàng loạt các biện pháp "kích cầu" của nhiều hãng xe, trong đó nổi bật nhất là những show triển lãm riêng. Trong năm nay, một số hãng xe lớn tới từ Đức như Volkswagen, Audi, BMW và Mercedes đã liên tiếp tổ chức những triển lãm của riêng thương hiệu mình, thu hút một lượng lớn công chúng và khách hàng tiềm năng tới xem và ký hợp đồng mua xe.
Không chỉ có những triển lãm riêng của mỗi hãng xe, toàn bộ ngành công nghiệp ôtô Việt cũng có 2 triển lãm lớn là VMS và VIMS được tổ chức liên tiếp trong cùng 1 tháng (T10/2016). Không còn có quá nhiều những mẫu xe ý tưởng, xe đua trưng bày, các hãng xe đều tập trung giới thiệu những mẫu xe chiến lược trong tương lai gần và kèm theo đội ngũ nhân viên bán hàng đông đảo để đáp ứng nhu cầu mua xe của khách.
Chọn triển lãm ôtô quốc tế Việt Nam làm nơi ra mắt chính thức, thương hiệu xe Nga nổi tiếng một thời UAZ đã "tái xuất hiện" tại nước ta với 3 mẫu xe địa hình là Hunter, Patriot và Pickup. Được dự đoán sẽ có giá bán hấp dẫn do chính sách hỗ trợ thuế theo cam kết giữa 2 nước Việt-Nga, tuy nhiên tới cuối năm 2016 giá bán chính thức của 3 mẫu xe này cũng chưa được tiết lộ.
Trong năm 2016, hàng loạt các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối xe tại Việt Nam đã đón nhận một tin không vui khi cơ quan của Bộ Tài chính đã vào cuộc xác định lại cách tính thuế của gần 1.000 ôtô diện nghi vấn, phát hiện có tình trạng khai báo trị giá hải quan xe nhập khẩu thấp hơn giá thị trường và truy thu thuế với một số hãng xe lớn vào quý 4/2016 gồm Jaguar Land Rover, BMW và Rolls-Royce.
Trong đó, Euro Auto - thương hiệu nhập và phân phối chính hãng BMW tại Việt Nam đã phải nhận "trái đắng" khi trong tháng 12 này, Tổng cục Hải quan cùng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có quyết định khởi tố vụ án buôn lậu với Euro Auto do những sai phạm trong nhập khẩu xe. Hồ sơ vụ án đã được chuyển cho Cục Cảnh sát Kinh tế (C46) – Bộ Công an để xử lý theo thẩm quyền.