Một trong hai phi công chiến đấu Mỹ cất cánh vào sang thứ 3, ngày 11/9/2001 từ sân bay quân sự Andrews trong chiếc F-16 với nhiệm vụ bắn hạ máy bay mang số hiệu 93 của hãng hàng không United Airlines (lúc đó bị các tên khủng bố kiểm soát) mà không mang theo bất cứ
vũ khí nào.
Nữ Trung úy Heather “Lucky” Penny hồi tưởng lại khi nhận được lệnh trên với lời tâm sự rằng: “Chúng tôi không được bắn hạ mà phải đâm vào chiếc máy bay đó. Tôi được lệnh trở thành một phi công cảm tử”.
|
Tháp đôi Tòa nhà Thương mại Thế giới bốc cháy ngùn ngụt sau khi bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. |
Chiếc máy bay thứ tư bị cướp được phát hiện đang tiến tới Washington, và không đủ thời gian để chuẩn bị vũ khí cho máy bay trước khi Penny và cấp trên của cô phải cất cánh để ngăn chặn chiếc
máy bay Boeing 757 đó.
Penny nói: “Chúng tôi phải bảo vệ không phận bằng mọi cách có thể”. Cô là phi công nữ đầu tiên của Phi đội chiến đấu số 121 thuộc biên chế của Không lực vệ binh quốc gia. Cô cũng vừa hoàn thành khóa huấn luyện chiến đấu được 2 tuần tại căn cứ vẫn còn được trang bị đạn giả. Theo như báo cáo, không có máy bay nào được vũ trang và sẵn sàng chiến đấu từ sau cuộc Chiến tranh Lạnh vào ngày định mệnh đầy kinh hoàng đó.
Trong khi đó, một máy bay chở khách thứ ba lại vừa mới đâm vào Lầu Năm Góc. Căn cứ cần ít nhất một tiếng nữa để trang bị cho máy bay, trong khi chiếc máy bay thứ tư đã được phát hiện.
Đại tá Marc Sasseville nói với Penney rằng “Tôi sẽ nhắm vào buồng lái”. Còn cô trả lời rằng: “Tôi sẽ đôm vào đuôi nó”.
Sau khi bỏ qua những bước kiểm tra trước khi bay và tiến ra đường băng, hai chiếc máy bay cùng đồng thời cất cánh. Cả hai phi công đều mong có thể phóng ra khỏi máy bay trước khi va chạm, đó là toàn bộ kế hoạch của họ. Tệ hơn nữa, họ có thể làm việc đó quá sớm và đâm trượt mục tiêu. Vài giờ sau hai người đều đã biết tất cả phi công và hành khách đều đã chuẩn bị cho điều sắp xảy ra.
Hai chiếc máy bay thực hiện phi vụ trong cả ngày hôm đó và sau cùng thì hộ tống Không Lực 1 trở về Washington.
|
Hai chiến đấu cơ F-16 của Mỹ. (Ảnh minh họa)
|
Penney kể rằng “Những người hùng thực sự chính là những hành khách trên chuyến bay 93 đó khi họ đã sẵn sàng hi sinh bản thân mình.... Tôi đã tin rằng đó là lần cuối cùng tôi cất cánh”.
Penney tiếp tục cống hiến cho quân đội Mỹ ở Iraq và làm bán thời gian dưới vai trò là một phi công của Không lực Vệ binh quốc gia. Cùng với đó, căn cứ Andrews hiện nay luôn có hai máy bay chiến đấu được trang bị đầy đủ với hai phi công luôn túc trực để ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.