Có vẻ như vụ "phô trương sức mạnh” của Israel trong chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã bị thất bại thảm hại.
Vào ngày 16/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đến Israel để gặp gỡ với người đồng cấp Avigdor Lieberman và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Hai bên đã thảo luận về tình hình trong khu vực, bao gồm cả Syria, cuộc chiến chống khủng bố, hợp tác quân sự và kỹ thuật.
Cùng ngày, Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) tuyên bố rằng máy bay chiến đấu Israel bay qua không phận Lebanon đã bị một khẩu đội tên lửa Syria nhắm bắn.
|
Hệ thống phòng không tầm xa S-200 có từ thời Liên Xô cũ. Ảnh: Wikipedia |
Báo Haaretz của Israel đưa tin: “Theo IDF, quân đội (Israel) đã không kích khẩu đội tên lửa này bằng bốn quả bom và khẩu đội này đã bị hư hại đến mức không còn tiếp tục hoạt động được nữa. Quân đội nói rằng khẩu đội tên lửa nói trên cũng chính là khẩu đội đã bắn vào các máy bay của Israel hồi tháng Ba năm ngoái, khiến Israel sử dụng hệ thống tên lửa Arrow lần đầu tiên".
Quân đội Syria xác nhận cuộc không kích của Israel và nói rằng nó đã gây ra "thiệt hại vật chất".
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Syria, máy bay chiến đấu Israel đã vi phạm không phận Syria trên biên giới với Lebanon ở khu vực Baalbek.
Một số chuyên gia và báo chí ngay lập tức liên hệ vụ việc với chuyến viếng thăm Tel Aviv của Bộ trưởng Quốc phòng Nga.
Theo các nguồn tin quân sự, Lực lượng phòng không Syria đã sử dụng một tên lửa S-200 do Liên Xô chế tạo để chống lại máy bay chiến đấu Israel. Đây là hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất mà Quân đội Syria có trong tay. Tuy nhiên, hệ thống này đã lỗi thời trong chiến tranh hiện đại.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Syria cho biết các lực lượng phòng không "đã trực tiếp bắn trúng một chiến đấu cơ phản lực và buộc máy bay Israel phải rút lui”. Tuyên bố này mâu thuẫn với tuyên bố của Israel rằng các chiến đấu cơ của nước này "không hề hấn gì”.
Vài giờ sau vụ phóng tên lửa S-200 của Syria, các phương tiện truyền thông Israel đã đưa tin rằng một máy bay chiến đấu tàng hình tàng hình F-35 của không quân nước này đã không thể hoạt động do va chạm với chim trong một chuyến bay huấn luyện. Vụ việc xảy ra cách đây hai tuần nhưng đã được thông báo công khai vào ngày 16 tháng 10. Các nguồn tin của Israel không cho thấy bức ảnh chiến đấu cơ tàng hình F-35 sau vụ va chạm với chim.
Hiện chưa rõ, liệu chiếc chiến đấu cơ F-35 này có thể trở lại hoạt động trở lại sau “vụ va chạm với chim” vì lớp vỏ tàng hình của nó đã bị hư hỏng.
|
F-35 thuộc diện máy bay chiến đấu hiện đại nhất và đắt nhất thế giới. Ảnh: The National Interest |
F-35 thuộc diện máy bay chiến đấu hiện đại nhất và đắt nhất thế giới. Giá của việc nghiên cứu phát triển F-35 hiện vào khoảng 406,5 tỷ USD và Israel đã phải trả khoảng 100 triệu USD cho mỗi máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến này.
Một câu hỏi được đặt ra là liệu chiến đấu cơ tàng hình F-35 có thực sự “va chạm với chim” trong khi bay huấn luyện hay bị tên lửa S-200 cũ rích bắn trúng trên không phận Syria?