Quan hệ Trung-Mỹ: Hợp tác nhiều hơn đối đầu?

Google News

(Kiến Thức) - Hội nghị thượng đỉnh  Obama-Tập Cận Bình tại California đầu tháng 6 tới rơi đúng vào thời điểm quan hệ giữa 2 cường quốc thế giới đang căng thẳng.

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama hội đàm tại Nhà Trắng.


Những mâu thuẫn và bất đồng cũ mới chồng chéo bắt nguồn từ các cáo buộc tấn công mạng cho tới chiến lược “xoay trục” về châu Á đầy tranh cãi của Mỹ khiến quan hệ giữa cường quốc số 1 thế giới và Trung Quốc “con rồng châu Á” căng như dây đàn.

Tuy nhiên, nếu lãnh đạo của 2 cường quốc này gạt tranh chấp sang một bên và trao đổi xây dựng về các vấn đề trong thập kỷ tới, họ có thể nhận thấy 2 bên thực ra chia sẻ nhiều điểm chung.

10 năm tới sẽ chứng kiến những sự điều chỉnh về cấu trúc, sự thay đổi lớn của các nền kinh tế riêng biệt cũng như sự tái cân chỉnh của nền kinh tế toàn cầu.

Quan trọng hơn cả, những xu hướng vận động trên rõ ràng phụ thuộc vào chính sách của 2 nền kinh tế lớn nhất hiện nay là Mỹ và Trung Quốc cũng như sự hợp tác và dẫn dắt của họ trong việc tạo ra khối lượng hàng hóa toàn cầu đồng thời duy trì một môi trường kinh tế mở và ổn định.

Sự hợp tác Trung-Mỹ được xem là không thể tách rời trong nhiều lĩnh vực. Một trong số đó là quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Theo ước tính, sự phát triển của Trung Quốc cũng như các quốc gia phát triển sẽ tăng gấp đôi khối lượng hàng hóa toàn cầu trong 10 hoặc 15 năm nữa và thậm chí, có thể tăng gấp 3 lần trong 15 năm tiếp theo.

Mô hình tăng trưởng mà các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển theo đó ngày càng mở rộng. Kết quả là, khí hậu, hệ sinh thái, thực phẩm, tài nguyên nước, năng lượng toàn cầu sẽ khó lòng chịu nổi các áp lực tăng trưởng.

Trong khi các vấn đề toàn cầu rất khó giải quyết, sự hợp tác Trung-Mỹ trong các vấn đề năng lượng, tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu và an ninh toàn cầu được xem là một yếu tố quan trọng, mang tính quyết định.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng trong việc giải quyết các vấn đề trên. Tương tự, Mỹ cũng hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia năng lượng độc lập, dựa trên trữ lượng dầu đá phiến sét và khí đốt gia tăng đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào than đá – đồng nghĩa với việc giảm lượng khí thải carbon đổ vào môi trường.

Sư liên kết của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng nhưng giữ nguyên tầm quan trọng. Trong quá khứ, Mỹ đóng vai trò là thị trường rộng lớn, nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng như nguồn hỗ trợ công nghệ, thiết bị tiên tiến, khoa học trong khi Trung Quốc cung cấp chi phí sản xuất thấp và nguồn nhân lực dồi dào trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.

Ngày nay, Trung Quốc đóng vai trò là thị trường lớn và phát triển nhanh, mạnh. Đây là thị trường tiềm năng cho hàng hóa xa xỉ và có khả năng cung cấp các sản phẩm công nghệ cao đồng thời sẽ không ngừng sản xuất cũng như tiếp thu công nghệ mới. Quá trình này sẽ cắt giảm các loại công việc có giá trị thấp ở Trung Quốc khi hoạt động sản xuất có xu hướng chuyển sang các quốc gia đang phát triển có giá thành thấp hơn.

Tùy thuộc vào chính sách của cả 2 bên, Trung Quốc có thể trở thành một nhà đầu tư nước ngoài của Mỹ trong một loạt các lĩnh vực bao gồm cả cơ sở hạ tầng. Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp thị trường mở, rộng lớn đồng thời cung cấp, chia sẻ và hấp thụ công nghệ cũng như chất xám của con người, duy trì địa vị số 1 của họ trong lĩnh vực phổ cập giáo dục đại học cũng như nghiên cứu ứng dụng và thiết yếu.

Trong thực tế, sự khác biệt trong lợi thế so sánh ở thế kỷ trước giữa 2 bên đang giảm dần chẳng hạn, chênh lệnh thu nhập, năng lực vốn hay nguồn nhân lực...

Tương tự Nhật Bản và Hàn Quốc, các công ty đa quốc gia Trung Quốc với các thương hiệu được công nhân sẽ bắt đầu xuất hiện. Những công ty này sẽ cạnh tranh với hàng loạt công ty đa quốc gia đến từ các nước khác và sẽ trở thành “kiến trúc sư” của chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc cạnh tranh dựa trên công bằng và tuân thủ các nguyên tắc trong một nền kinh tế tòan cầu phát triển nhanh chóng là kim chỉ nam để các bên hợp tác lâu dài và bền vững.

Các phác thảo về những thay đổi cơ cấu để tiến tới xây dựng một mô hình tăng trưởng lành mạnh và bền vững trong thập kỷ tới là tương đối rõ ràng ở Trung Quốc. Vấn đề còn lại liên quan đến việc thực thi chính sách và sự phát triển của thể chế sẽ được làm rõ trong năm nay khi giới lãnh đạo mới của Trung Quốc ổn định và bộc lộ các ưu tiên cải cách của họ.

Quan hệ hợp tác mang tính xây dựng sẽ đóng vai trò quan trọng đối với nỗ lực của Trung Quốc và Mỹ để thích nghi với các chính sách và thể chế của nhau nhằm đạt được mô hình tăng trường toàn diện và bền vững.

Phấn đấu cho một nền kinh tế và thương mại mở, sự điều chỉnh và ổn định tài chính, an ninh năng lượng, biến đổi khi hậu... là nhiệm vụ chung của cả thế giới trong đó Trung Quốc và Mỹ phải đóng vai trò chủ đạo. Ngoài những lợi ích song phương, phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc cả về tăng trưởng lẫn các vấn đề liên quan đến việc quản lý và sắp xếp nền kinh tế toàn cầu.

TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU


Bạch Dương

Bình luận(0)