Năm 2013 dường như là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với Tổng thống Mỹ Obama với hàng hoạt bê bối bao gồm vụ nghe lén chấn động thế giới mang tên PRISM của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA; cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học Syria, chính phủ đóng cửa, nguy cơ vỡ nợ quốc gia… Ngay cả chương trình cải cách chế độ bảo hiểm và chăm sóc y tế thời tranh cử của ông cũng không “xuôi chèo mát mái”. Trong ảnh, Tổng thống Obama lau mồ hôi trên mặt trong một bài phát biểu tại Đại học Georgetown, đề xuất mục tiêu giảm phát thải carbon ngày 25/6/2013.
Năm 2013 đánh dấu sự trở lại của “Người hùng nước Nga” Putin. Thông qua một chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt; một cuộc tập trận hoành tráng và quy mô khủng bất ngờ nhằm kiểm tra khả năng chiến đấu của quân đội và đề xuất lịch sử giúp giải cứu phương Tây khỏi “sa lầy” vào cuộc chiến ở Syria cũng như hàng loạt danh hiệu và vị trí hàng đầu trong danh sách những người quyền lực nhất hành tinh do tạp chí danh tiếng Forbe bình chọn, cả thế giới đã nhận ra rằng, Putin – người đàn ông cứng rắn của nước Nga – trở lại. Ảnh chụp Tổng thống Putin câu cá ở Siberia ngày 20/7.
Năm 2013 là năm bận rộn với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với các chuyến công du và các cuộc hội đàm, thảo luận. Đầu năm qua, ông Abe hoàn thành chuyến công du Trung Quốc, thăm 3 nước Đông Nam Á, sau đó là Mỹ, rồi đến Mông Cổ, Nga, Myanmar, Campuchia và Lào. Cuối năm, ông Abe hoàn tất mong muốn thăm đền chiến tranh Yasukuni bất chấp sự phẫn nộ từ các láng giềng. Thủ tướng Abe cũng tỏ rõ lập trường cứng rắn trong tranh chấp lãnh thổ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Trung Quốc và đang tiến tới thúc đẩy một kế hoạch to lớn khác - thay đổi Hiến pháp Hòa bình, tái vũ trang quân đội Nhật. Trong ảnh Thủ tướng Nhật phát biểu ở Ikebukuro ngày 4/7/2013.
Năm đầu tiên trong cương vị nguyên thủ quốc gia, Nữ Tổng thống Park Geun-hye luôn tỏ ra là người điềm tĩnh. Là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, bà Park Geun-hye còn được đánh giá là nữ chính khách thanh lịch, từ tốn. Phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn như căng thẳng ngày càng leo thang với láng giềng Triều Tiên, sự đóng băng trong quan hệ Nhật-Hàn, cuộc khủng hoảng bổ nhiệm nhân sự… nhưng nữ Tổng thống Park luôn chứng tỏ sự bình tĩnh, chắc chắn và kiên quyết trong việc giải quyết các vấn đề. Trong ảnh, bà Park Geun-hye tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á APEC tại Bali, Indonesia ngày 7/10/2013.
Năm 2013 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với Tổng thống Philippines Aquino II khi tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc leo thang, khiến quan hệ 2 nước căng thẳng. Sự cố cảnh sát biển Đài Loan bắn chết ngư dân Philippines trên Biển Đông cũng khiến quan hệ giữa 2 chính phủ rạn nứt nghiêm trọng. Tháng 10, siêu bão Haiyan – một trong những cơn bão khủng khiếp nhất lịch sử thế giới – với sức gió 315 km/h đổ bộ vào Philippines và tàn phá đất nước khiến khoảng 6.000 người thiệt mạng, khiến chính phủ Tổng thống Aquino II lao đao tìm cách khắc phục hậu quả. Trong ảnh, ông Aquino III phát biểu nhân một sự kiện kỷ niệm tại Quezon, Philippines ngày 25/2/2013 .
2013 cũng là một năm u ám đối với nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan Yingluck. Đầu năm 2013, Thủ tướng Yingluck có khởi đầu tốt khi trong hơn 2 năm cầm quyền lãnh đạo Thái Lan, bà đạt được một số thành tựu đáng kể bao gồm “bình định” được các tranh chấp chính trị trong nước. Trên mặt trận ngoại giao, bà cũng thúc đẩy quan hệ hòa dịu hơn giữa Thái Lan và Campuchia. Tuy nhiên, cuối năm, việc ủng hộ dự luật ân xá của chính phủ Yingluck đã dấy lên sự phẫn nộ của đảng đối lập. Hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ tràn về khắp các đường phố Bangkok và công khai tìm mọi cách lật đổ nữ Thủ tướng. Trong ảnh, bà Yingluck nghẹn ngào kêu gọi chấm dứt biểu tình tại Bangkok ngày 7/11/2013.
Nữ Thủ tướng Đức Merkel dường như trải qua một năm 2013 khá suôn sẻ khi mặc dù các nước trong Liên minh châu Âu (EU) rơi vào suy thoái kinh tế trầm trọng, “con tàu” Đức vẫn mạnh mẽ tiến lên phía trước. Tháng 9, nữ Thủ tướng Merkel giành chiến thắng vang dội trong chiến dịch tái tranh cử. Trong ảnh, bà Merkel tham dự cuộc họp báo trong Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, thủ đô của Bỉ ngày 25/10/2013.
Tổng thống Pháp Hollande phải đối mặt với nhiều thử thách trong năm 2013 bao gồm việc đưa quân đến Mali gây tranh cãi; Trong cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học Syria hay trong các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran, Pháp thậm chí phản ứng cứng rắn, quyết liệt hơn cả Mỹ. Chưa hết, những cuộc biểu tình rầm rộ, quy mô lớn chống chính phủ tăng thuế cũng là vấn đề đau đầu lớn đối với Tổng thống Hollande. Trong ảnh, ông Hollande bước qua một hàng rào khi đi thị sát khu vực bị lũ lụt ở phía tây nam nước Pháp, ngày 20/6/2013.
2013 có thể nói là năm “thất bát” đối với cựu Thủ tướng Italy Berlusconi. Thứ nhất, liên minh trung hữu do ông lãnh đạo bị liên minh trung tả đánh bại trong cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm. Thứ 2, ông bị ra tòa và bị kết án 4 năm tù nhưng sau được giảm xuống còn 1 năm quản thúc tại gia vì quan hệ tình dục với gái mại dâm tuổi vị thành niên, trốn thuế và một số tội danh khác. Sau đó, tháng 11, ông bị tước bỏ tư cách nghị sĩ, bị trục xuất khỏi Thượng viện và theo đó, không được đảm nhận các chức vụ chính quyền ít nhất trong vòng 6 năm. Trong ảnh. cựu Thủ tướng Italy Berlusconi dự cuộc họp Thượng viện ở Rome ngày 2/10/2013.
Năm 2013 dường như là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với Tổng thống Mỹ Obama với hàng hoạt bê bối bao gồm vụ nghe lén chấn động thế giới mang tên PRISM của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA; cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học Syria, chính phủ đóng cửa, nguy cơ vỡ nợ quốc gia… Ngay cả chương trình cải cách chế độ bảo hiểm và chăm sóc y tế thời tranh cử của ông cũng không “xuôi chèo mát mái”. Trong ảnh, Tổng thống Obama lau mồ hôi trên mặt trong một bài phát biểu tại Đại học Georgetown, đề xuất mục tiêu giảm phát thải carbon ngày 25/6/2013.
Năm 2013 đánh dấu sự trở lại của “Người hùng nước Nga” Putin. Thông qua một chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt; một cuộc tập trận hoành tráng và quy mô khủng bất ngờ nhằm kiểm tra khả năng chiến đấu của quân đội và đề xuất lịch sử giúp giải cứu phương Tây khỏi “sa lầy” vào cuộc chiến ở Syria cũng như hàng loạt danh hiệu và vị trí hàng đầu trong danh sách những người quyền lực nhất hành tinh do tạp chí danh tiếng Forbe bình chọn, cả thế giới đã nhận ra rằng, Putin – người đàn ông cứng rắn của nước Nga – trở lại. Ảnh chụp Tổng thống Putin câu cá ở Siberia ngày 20/7.
Năm 2013 là năm bận rộn với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với các chuyến công du và các cuộc hội đàm, thảo luận. Đầu năm qua, ông Abe hoàn thành chuyến công du Trung Quốc, thăm 3 nước Đông Nam Á, sau đó là Mỹ, rồi đến Mông Cổ, Nga, Myanmar, Campuchia và Lào. Cuối năm, ông Abe hoàn tất mong muốn thăm đền chiến tranh Yasukuni bất chấp sự phẫn nộ từ các láng giềng. Thủ tướng Abe cũng tỏ rõ lập trường cứng rắn trong tranh chấp lãnh thổ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Trung Quốc và đang tiến tới thúc đẩy một kế hoạch to lớn khác - thay đổi Hiến pháp Hòa bình, tái vũ trang quân đội Nhật. Trong ảnh Thủ tướng Nhật phát biểu ở Ikebukuro ngày 4/7/2013.
Năm đầu tiên trong cương vị nguyên thủ quốc gia, Nữ Tổng thống Park Geun-hye luôn tỏ ra là người điềm tĩnh. Là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, bà Park Geun-hye còn được đánh giá là nữ chính khách thanh lịch, từ tốn. Phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn như căng thẳng ngày càng leo thang với láng giềng Triều Tiên, sự đóng băng trong quan hệ Nhật-Hàn, cuộc khủng hoảng bổ nhiệm nhân sự… nhưng nữ Tổng thống Park luôn chứng tỏ sự bình tĩnh, chắc chắn và kiên quyết trong việc giải quyết các vấn đề. Trong ảnh, bà Park Geun-hye tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á APEC tại Bali, Indonesia ngày 7/10/2013.
Năm 2013 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với Tổng thống Philippines Aquino II khi tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc leo thang, khiến quan hệ 2 nước căng thẳng. Sự cố cảnh sát biển Đài Loan bắn chết ngư dân Philippines trên Biển Đông cũng khiến quan hệ giữa 2 chính phủ rạn nứt nghiêm trọng. Tháng 10, siêu bão Haiyan – một trong những cơn bão khủng khiếp nhất lịch sử thế giới – với sức gió 315 km/h đổ bộ vào Philippines và tàn phá đất nước khiến khoảng 6.000 người thiệt mạng, khiến chính phủ Tổng thống Aquino II lao đao tìm cách khắc phục hậu quả. Trong ảnh, ông Aquino III phát biểu nhân một sự kiện kỷ niệm tại Quezon, Philippines ngày 25/2/2013 .
2013 cũng là một năm u ám đối với nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan Yingluck. Đầu năm 2013, Thủ tướng Yingluck có khởi đầu tốt khi trong hơn 2 năm cầm quyền lãnh đạo Thái Lan, bà đạt được một số thành tựu đáng kể bao gồm “bình định” được các tranh chấp chính trị trong nước. Trên mặt trận ngoại giao, bà cũng thúc đẩy quan hệ hòa dịu hơn giữa Thái Lan và Campuchia. Tuy nhiên, cuối năm, việc ủng hộ dự luật ân xá của chính phủ Yingluck đã dấy lên sự phẫn nộ của đảng đối lập. Hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ tràn về khắp các đường phố Bangkok và công khai tìm mọi cách lật đổ nữ Thủ tướng. Trong ảnh, bà Yingluck nghẹn ngào kêu gọi chấm dứt biểu tình tại Bangkok ngày 7/11/2013.
Nữ Thủ tướng Đức Merkel dường như trải qua một năm 2013 khá suôn sẻ khi mặc dù các nước trong Liên minh châu Âu (EU) rơi vào suy thoái kinh tế trầm trọng, “con tàu” Đức vẫn mạnh mẽ tiến lên phía trước. Tháng 9, nữ Thủ tướng Merkel giành chiến thắng vang dội trong chiến dịch tái tranh cử. Trong ảnh, bà Merkel tham dự cuộc họp báo trong Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, thủ đô của Bỉ ngày 25/10/2013.
Tổng thống Pháp Hollande phải đối mặt với nhiều thử thách trong năm 2013 bao gồm việc đưa quân đến Mali gây tranh cãi; Trong cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học Syria hay trong các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran, Pháp thậm chí phản ứng cứng rắn, quyết liệt hơn cả Mỹ. Chưa hết, những cuộc biểu tình rầm rộ, quy mô lớn chống chính phủ tăng thuế cũng là vấn đề đau đầu lớn đối với Tổng thống Hollande. Trong ảnh, ông Hollande bước qua một hàng rào khi đi thị sát khu vực bị lũ lụt ở phía tây nam nước Pháp, ngày 20/6/2013.
2013 có thể nói là năm “thất bát” đối với cựu Thủ tướng Italy Berlusconi. Thứ nhất, liên minh trung hữu do ông lãnh đạo bị liên minh trung tả đánh bại trong cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm. Thứ 2, ông bị ra tòa và bị kết án 4 năm tù nhưng sau được giảm xuống còn 1 năm quản thúc tại gia vì quan hệ tình dục với gái mại dâm tuổi vị thành niên, trốn thuế và một số tội danh khác. Sau đó, tháng 11, ông bị tước bỏ tư cách nghị sĩ, bị trục xuất khỏi Thượng viện và theo đó, không được đảm nhận các chức vụ chính quyền ít nhất trong vòng 6 năm. Trong ảnh. cựu Thủ tướng Italy Berlusconi dự cuộc họp Thượng viện ở Rome ngày 2/10/2013.