1. Với sức gió lên tới 273 km/h, siêu bão Haiyan đã đổ bộ vào Philippines, khiến hơn 5.000 thiệt mạng, gần 2 triệu người mất nhà cửa. Sau khi cơn bão này đi qua, lãnh đạo nước này đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia do hậu quả của siêu bão.
2. Đại dịch hiếp dâm ở Ấn Độ. Vụ hiếp dâm tập thể Delhi là vụ án đã gây chấn động dư luận Ấn Độ và thế giới. Theo đó, sáu tên yêu râu xanh đã hãm hiếp và sau đó ném nạn nhân ra khỏi xe buýt. Mặc dù xảy ra cuối năm 2012, song dư âm của vụ án vẫn còn kéo dài cho tới tháng 9/2013 khi 6 thủ phạm được đưa ra xét xử. Sự cố tiếp theo ghi nhận vụ hãm hiếp một cô gái 23 tuổi ở Mumbai, thu hút sự chú ý rộng rãi ở trong và ngoài đất nước Ấn Độ. 3. Căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải ở châu Á: Với sự nổi lên của Trung Quốc như là một cường quốc “mới chớm nở”, tình hình tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Đến đầu tháng 11, dư luận quốc tế dậy sóng với tuyên bố lập ra Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông. Tiếp sau đó, Mỹ đã cử 2 máy bay ném bom B-52 tới khu vực này nhưng không tuân thủ theo những quy định mà Trung Quốc đặt ra. 4. Cháy xưởng may ở Bangladesh. Vụ việc xảy ra ở thủ đô Dhaka hôm 24/5 khiến hơn 1.100 công nhân tử vong, được coi là thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong những năm gần đây. Sau thảm họa này, dư luận đặt ra yêu cầu nâng cao điều kiện làm việc cho các nhân công ở các công xưởng sản xuất, nơi làm ra các sản phẩm để cung cấp cho các hãng bán lẻ hàng đầu ở châu Âu và Mỹ. 5. Chủ nghĩa khủng bố ở Châu Phi: Năm 2013 ghi nhận sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố cực đoan nổ ra ở khắp lục địa đen này. Điển hình, thảm họa con tin ỏ mỏ dầu ở Algeria, khiến 39 người nước ngoài chết. Tiếp sau đó, hàng loạt vụ tấn công tàn nhẫn đã diễn ra dưới sự chỉ đạo của nhóm khủng bố Boko Haram ở Nigeria. Hay như cuộc tấn công vào trung tâm thương mại cao cấp, làm ít nhất 68 người thiệt mạng.
6. Giáo hoàng Francis: Rạng sáng 14/3 (theo giờ Việt Nam), Hồng y Jorge Mario Bergoglio đã vinh dự trở thành tân giáo hoàng mới ở Vatican và lấy tông hiệu là Francis. Với những đóng góp to lớn trong việc cải tổ hệ thống quản lý ở tòa thánh, ông đã được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm.
7. Vụ bê bối Edward Snowden: Cựu nhân viên CIA đã tiết lộ những thông tin mật liên quan tới hoạt động tình báo của chính phủ Mỹ ở trong và ngoài nước. Vụ bê bối ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa Mỹ với các đối tác chiến lược.
8. Bất ổn chính trị ở Ai Cập: Trong bài phát biểu trên sóng truyền hình hôm 3/7, Tổng tư lệnh quân đội Abdul Fatah el-Sisi thông báo với hàng triệu người dân Ai Cập rằng, quân đội đã phế truất Tổng thống Mohamed Morsi. Động thái này đã nhận được sự ủng hộ của hàng trăm triệu người dân, những người đã xuống đường biểu tình chống lại ông Morsi. Tuy nhiên, sau vụ lật đổ này, đám đông người ủng hộ cựu Tổng thống đã thực hiện những cuộc biểu tình quy mô lớn.
9. Tín hiệu khả quan ở chính trường Iran: Vị tổng thống được bầu ra vào hồi tháng 6, ông Hassan Rouhani đã thổi làn gió mới trong chính trường của quốc gia Trung Đông này. Điển hình, ông đã cố gắng tạo lập một chiến lược mới khi đăng tải một lời chúc trên tài khoản Twitter nhân dịp năm mới theo lịch của người Do Thái. Đến tháng 9, ông đã thực hiện cuộc hội đàm lịch sử với Tổng thống Obama. Dư luận quốc tế nhìn nhận, đây là cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên trên cấp nhà nước trong vòng 30 năm qua. Chưa kể, hồi tháng 10, Iran và nhóm P5+1 đã đạt được thỏa thuận bước ngoặt về chương trình hạt nhân.
10. Cuộc nội chiến ở Syria: Bắt đầu nổ ra năm 2011, cuộc nội chiến ở quốc gia này vẫn chưa thể có hồi kết. Đến nay, cuộc chiến này đã tàn phá nhiều thành phố và khiến nhiều người dân nước này tháo chạy khỏi đất nước.
1. Với sức gió lên tới 273 km/h, siêu bão Haiyan đã đổ bộ vào Philippines, khiến hơn 5.000 thiệt mạng, gần 2 triệu người mất nhà cửa. Sau khi cơn bão này đi qua, lãnh đạo nước này đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia do hậu quả của siêu bão.
2. Đại dịch hiếp dâm ở Ấn Độ. Vụ hiếp dâm tập thể Delhi là vụ án đã gây chấn động dư luận Ấn Độ và thế giới. Theo đó, sáu tên yêu râu xanh đã hãm hiếp và sau đó ném nạn nhân ra khỏi xe buýt. Mặc dù xảy ra cuối năm 2012, song dư âm của vụ án vẫn còn kéo dài cho tới tháng 9/2013 khi 6 thủ phạm được đưa ra xét xử. Sự cố tiếp theo ghi nhận vụ hãm hiếp một cô gái 23 tuổi ở Mumbai, thu hút sự chú ý rộng rãi ở trong và ngoài đất nước Ấn Độ.
3. Căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải ở châu Á: Với sự nổi lên của Trung Quốc như là một cường quốc “mới chớm nở”, tình hình tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Đến đầu tháng 11, dư luận quốc tế dậy sóng với tuyên bố lập ra Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông. Tiếp sau đó, Mỹ đã cử 2 máy bay ném bom B-52 tới khu vực này nhưng không tuân thủ theo những quy định mà Trung Quốc đặt ra.
4. Cháy xưởng may ở Bangladesh. Vụ việc xảy ra ở thủ đô Dhaka hôm 24/5 khiến hơn 1.100 công nhân tử vong, được coi là thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong những năm gần đây. Sau thảm họa này, dư luận đặt ra yêu cầu nâng cao điều kiện làm việc cho các nhân công ở các công xưởng sản xuất, nơi làm ra các sản phẩm để cung cấp cho các hãng bán lẻ hàng đầu ở châu Âu và Mỹ.
5. Chủ nghĩa khủng bố ở Châu Phi: Năm 2013 ghi nhận sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố cực đoan nổ ra ở khắp lục địa đen này. Điển hình, thảm họa con tin ỏ mỏ dầu ở Algeria, khiến 39 người nước ngoài chết. Tiếp sau đó, hàng loạt vụ tấn công tàn nhẫn đã diễn ra dưới sự chỉ đạo của nhóm khủng bố Boko Haram ở Nigeria. Hay như cuộc tấn công vào trung tâm thương mại cao cấp, làm ít nhất 68 người thiệt mạng.
6. Giáo hoàng Francis: Rạng sáng 14/3 (theo giờ Việt Nam), Hồng y Jorge Mario Bergoglio đã vinh dự trở thành tân giáo hoàng mới ở Vatican và lấy tông hiệu là Francis. Với những đóng góp to lớn trong việc cải tổ hệ thống quản lý ở tòa thánh, ông đã được tạp chí Time bình chọn là Nhân vật của năm.
7. Vụ bê bối Edward Snowden: Cựu nhân viên CIA đã tiết lộ những thông tin mật liên quan tới hoạt động tình báo của chính phủ Mỹ ở trong và ngoài nước. Vụ bê bối ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa Mỹ với các đối tác chiến lược.
8. Bất ổn chính trị ở Ai Cập: Trong bài phát biểu trên sóng truyền hình hôm 3/7, Tổng tư lệnh quân đội Abdul Fatah el-Sisi thông báo với hàng triệu người dân Ai Cập rằng, quân đội đã phế truất Tổng thống Mohamed Morsi. Động thái này đã nhận được sự ủng hộ của hàng trăm triệu người dân, những người đã xuống đường biểu tình chống lại ông Morsi. Tuy nhiên, sau vụ lật đổ này, đám đông người ủng hộ cựu Tổng thống đã thực hiện những cuộc biểu tình quy mô lớn.
9. Tín hiệu khả quan ở chính trường Iran: Vị tổng thống được bầu ra vào hồi tháng 6, ông Hassan Rouhani đã thổi làn gió mới trong chính trường của quốc gia Trung Đông này. Điển hình, ông đã cố gắng tạo lập một chiến lược mới khi đăng tải một lời chúc trên tài khoản Twitter nhân dịp năm mới theo lịch của người Do Thái. Đến tháng 9, ông đã thực hiện cuộc hội đàm lịch sử với Tổng thống Obama. Dư luận quốc tế nhìn nhận, đây là cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên trên cấp nhà nước trong vòng 30 năm qua. Chưa kể, hồi tháng 10, Iran và nhóm P5+1 đã đạt được thỏa thuận bước ngoặt về chương trình hạt nhân.
10. Cuộc nội chiến ở Syria: Bắt đầu nổ ra năm 2011, cuộc nội chiến ở quốc gia này vẫn chưa thể có hồi kết. Đến nay, cuộc chiến này đã tàn phá nhiều thành phố và khiến nhiều người dân nước này tháo chạy khỏi đất nước.