Nhóm cộng đồng người Kurd ở Iraq đang tìm các phương kế để đánh bại lại Nhóm phiến quân người Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL). Trong vòng nhiều tuần qua, ở tỉnh Kirkuk nhiều dầu mỏ, cộng đồng người Kurd thiểu số đang cố gắng củng cố quyền kiểm soát của họ. Ở rìa phía nam tỉnh này, trong một khu vực thuộc sự cai quản của lực lượng chính phủ, các chiến binh người Kurd cùng nhau chiến đấu để giữ gìn từng tấc đất ở khu vực biên giới, chia tách phần đất của Iraq với người láng giềng nguy hiểm mới, Nhà nước Hồi giáo (tên gọi mới của phiến quân ISIL).
Massoud Barzani, Chủ tịch của chính phủ Khu tự trị người Kurd, đã nhiều lần nói rằng, ông sẽ sớm tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của khu vực với chính quyền Baghdad.
|
Các thành viên lực lượng tình nguyện của người Kurd đang tập huấn ở thành phố Karbala để bảo vệ đền thờ người Shiite và giúp chống lại sự nổi dậy của ISIL.
|
Thực vậy, trong lần thất thế của quân đội chính phủ trước ISIL, cộng đồng người này đã nhân cơ hội đó điều chỉnh phạm vi lãnh thổ của họ, vốn chỉ là một vùng đất của các cánh đồng lúa mì và các rặng núi hiểm trở trải dài từ biên giới tây và bắc của Iraq với Thổ Nhĩ Kỳ với biên giới phía tây giáp với Iran trong hơn 2 thập kỉ qua.
Cùng với đó, họ cũng chứng kiến sự bùng nổ trong công cuộc xây dựng đất nước của Iraq, vốn tập trung trong việc xây dựng ngành khai thác dầu mỏ và duy trì trật tự an ninh, thậm chí ngay cả khi tình trạng hỗn loạn tàn phá nhiều phần còn lại của Iraq.
Tuy vậy, đối với nhiều người thuộc bộ tộc Kurd, họ luôn coi rằng, khu tự trị của họ sẽ không bao giờ trọn vẹn nếu như không có cả vùng Kirkuk. Dưới chiến dịch tàn bạo của cựu Tổng thống Saddam Hussein, nhiều
người Kurd đã phải tha hương đi nơi khác. Do vậy, khu vực đầy phức tạp trên từ lâu trở thành một điểm nóng trong cuộc tranh chấp lãnh thổ của họ.
Vào ngày 3/7, ông Barzabi đã nói trong cuộc họp kín của Quốc hội người Kurd rằng, ông sẽ tuyên bố độc lập với chính quyền Iraq sau khi chính thức hóa quyền kiểm soát của họ đối với Kirkuk và các khu vực tranh chấp khác.
Bất kì động thái nào để sáp nhập Kirkuk với mục đích chiếm giữ đất đai và đặc biệt là tài nguyên của vùng này đều thổi bùng cuộc chiến với lực lượng Banghdad, khiến các đồng minh của Mỹ dần xa lánh Iraq.
Nhằm ngăn viễn cảnh tồi tệ đó, Washington đã thúc giục các phe phái ở Iraq cùng nhau đoàn kết hướng tới xây dựng một chính phủ mới. Chính quyền Mỹ cũng thẳng thắn khuyến nghị Thủ tướng đương quyền Nouri al-Maliki của nước này nhường chức. Tuy nhiên, Quốc hội nước này đã không đạt được thỏa thuận nào về các vị trị đứng đầu chính phủ trong buổi họp tuần qua. Trong một tuyên bố ngày 4/7, ông Maliki nhắc nhở người dân rằng, đảng của ông nắm giữ tỷ lệ số ghế nhiều nhất trong Quốc hội và rằng, ông sẽ không chấp nhận điều kiện do phe đối lập đưa ra bất chấp áp lực từ bên ngoài. “Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ chiếc ghế Thủ tướng cả”, ông nói.
|
Những chiến binh của ISIL xuất hiện ở một con đường thành phố Mosul, Iraq.
|
Trong khi đó, giáo sĩ hàng đầu thuộc dòng Shiite, Ayatollah Ali Sistani ra một tuyên bố cũng cùng ngày 4/7 gọi, bế tắc chính trị ở nước họ là “một thất bại đáng tiếc”.
Trong khi đó, các cuộc đụng độ rải rác và không kích vẫn tiếp tục trên khắp Iraq khi lực lượng vũ trang do người Hồi giáo dòng Shiite nắm giữ với sự giúp sức của các chiến binh phải vật lộn để lấy lại các vùng đất mà phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) chiếm đóng.
Vào ngày 4/7, quân đội nước này đã tuyên bố kiểm soát lại Awja (quê hương cố Tổng thống Saddam Hussein), một thành trì của ISIL ở phía bắc thủ đô Baghdad. Tuy nhiên, trong các cuộc tấn công vài ngày trở lại đây, họ không thể “đánh bật” nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Sunni này ra khỏi các thành phố lớn như Tikrit và các khu vực khác. Còn ở các khu vực người Kurd nói riêng, họ cũng phải cố gắng giữ lại các mảnh đất của mình. Để bảo vệ hiệu quả các vùng đó, người Kurd cần có tiềm lực về kinh tế. Baghdad vẫn kiểm soát các vùng của người Kurd bằng nguồn ngân sách địa phương, nhưng chúng đã đi tong trong cuộc tranh chấp kéo dài 6 tháng qua. Các lãnh đạo người Kurd cho biết, họ phải đi vay mựợn tiền để trả các khoản chi phí.
Họ cũng bắt đầu xây dựng ngành dầu khí riêng của mình để làm nguồn thu nhập. Vào tháng 5, họ bắt đầu xuất khẩu dầu thô qua một đường ống dẫn mới tới Thổ Nhĩ Kỳ, chạy qua khu vực do Baghdad kiểm soát. Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Taner Yildiz cho hay, người Kurd tính tới nay đã bỏ túi chừng 93 triệu USD tiền bán dầu mỏ.