Kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền từ năm 2000, thế giới chứng kiến sự phát triển thiếu cân đối của nền kinh tế Nga. Mỹ cho rằng, đó là phương thức phát triển chỉ dựa trên năng lượng và ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình phát triển nội bộ của Nga lại không đơn giản như vậy.
Sau khi nền kinh tế dựa trên năng lượng tạo ra lợi nhuận, Nga chi mạnh vào quốc phòng và phúc lợi xã hội bởi phúc lợi xã hội đảm bảo chính là nguyện vọng chung của người dân vốn chưa được thực hiện từ khi Liên Xô tan rã.
Chính phủ Nga cũng tiếp tục đầu tư vào công nghệ, khoa học và ứng dụng công nghệ quân sự vào mục đích dân sự.
|
Mỹ không thể ngăn giấc mộng của Tổng thống Nga Vladimir Putin? |
Mỹ "đau đầu" vì ba câu hỏi lớn
Các viện nghiên cứu của Mỹ tỏ ra khá lúng túng khi động chạm đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Điều này phản ánh sự thiếu hiểu biết của người Mỹ về Nga. Kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã, các chuyên gia Mỹ chia nhau nghiên cứu về Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và Trung Quốc.
Hiện tại, Mỹ đối mặt với ba câu hỏi lớn. Thứ nhất, khả năng kháng cự của nền kinh tế Nga mạnh đến mức nào? Thứ hai, các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây nhằm vào Nga ảnh hưởng đến Liên minh Châu Âu (EU) nghiêm trọng ra sao? Cuối cùng, có chắn chắn rằng Nga đang phải chịu sự trừng phạt vì chống lại NATO mở rộng về phía đông?
Trên thực tế, Tổng thống Putin nhấn mạnh, vấn đề kinh tế không đơn thuần là kinh tế thị trường mà còn liên quan đến chính trị-xã hội. Ngay cả khi Nga đẩy nhanh sự phát triển kinh tế giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận, thu nhập người dân tăng lên gấp đôi thì Moscow vẫn không được công nhận là một cường quốc mà chỉ bị coi là "kẻ thua cuộc" trong Chiến tranh lạnh.
Sự phát triển của Nga cần phải theo mô hình riêng có thể đối phó khủng hoảng và biến đổi linh hoạt.
Từ năm 2008, Tổng thống Putin đã tìm cách đạt được một sự cân bằng giữa nền kinh tế thị trường và nền kinh tế quốc gia, đồng thời, thiết lập một cơ chế miễn dịch để đối phó với mọi lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Thiết lập một hệ thống kinh tế nhà nước
Khi đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ông chủ điện Kremlin đã nhất trí đề xuất của nhà kinh tế Alexei Kudrin trong việc thực hiện cải cách thuế bắt đầu từ ngày 1/1/2009 để giảm thuế đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, khi đồng rúp mất giá, Tổng thống Nga Putin cùng Thủ tướng Dmitry Medvedev liên tục yêu cầu Thống đốc ngân hàng trung ương Sergei Ignatyev thực hiện điều chỉnh tỉ giá hối đoái phù hợp để kiểm soát tình hình. Đầu năm 2009, nhà kinh tế Kudrin khuyến khích các cơ quan chính phủ cắt giảm chi tiêu và đề xuất này cũng được Tổng thống Putin chấp thuận.
Đẩy mạnh phúc lợi xã hội
Theo nhà kinh tế Kudrin, khủng hoảng là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành cải cách. Cải cách là cơ bản để giải quyết những vấn đề cốt yếu nhất liên quan đến hệ thống phúc lợi xã hội, đặc biệt là lương hưu.
Giữa năm 2009, Tổng thống Putin bắt đầu thực hiện cải cách hệ thống tiền lương, tăng hơn 50%. Khi đó, chính phủ Nga không đủ tiền chi trả và buộc phải tăng thuế.
Quốc phòng phục vụ chiến lược quốc gia
Sau cuộc chiến tranh giữa Nga và Georgia, chính phủ Nga đã phân bổ 28 nghìn tỷ rúp cho Bộ Quốc phòng, 13 nghìn tỷ rúp cho Bộ phát triển kinh tế và 9 nghìn tỷ rúp cho Bộ Tài chính. Tổng thống Nga Putin cũng tổ chức một cuộc họp phối hợp để đưa ra một thỏa thuận mà các bên đều đồng tình vào thời điểm đó.
Tổng thống Putin lựa chọn thực hiện chính sách đồng thời phát triển kinh tế và chiến lược quốc gia. Ông chủ điện Kremlin tin rằng, cách này có thể giúp Nga lấy lại ngôi vị cường quốc trên thế giới.
Rõ ràng, Nga hiện đang gia tăng ảnh hưởng chính trị kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Đó chính là giấc mơ của Putin mà người Mỹ không hiểu và cũng không thể nào ngăn cản.