Hầu hết cử tri khao khát sự kết thúc sau một mùa bầu cử bất thường, nhưng 3 trong số 4 ứng cử viên Tổng thống Mỹ hiện cho rằng cuộc bầu cử đã không tự do và công bằng.
|
Bầu cử tổng thống Mỹ vốn là cuộc đấu giữa hải đảng Cộng hòa (con voi) và đảng Dân chủ (con lừa). Minh họa Fox News |
Người “to tiếng” nhất là Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ông Trump thường xuyên cáo buộc quy trình bầu cử có gian lận và lừa đảo trong thời gian diễn ra bầu cử. Ngày 27/11, ông viết trên Twitter rằng ông đã thắng phiếu phổ thông, “nếu bạn trừ đi hàng triệu người đã bầu bất hợp pháp”.
Ứng cử viên tổng thống của đảng Xanh, bà Jill Stein, đã quyên góp hàng triệu USD cho cuộc tái kiểm phiếu tại các bang “chiến trường” Wisconsin, Pennsylvania và Michigan, nơi ông Trump giành thắng lợi sít sao trước ứng viên Dân chủ Hillary Clinton. Sau những do dự ban đầu, chiến dịch của bà Hillary Clinton đã tham gia vào cuộc kiểm phiếu lại ở ba bang miền Trung Tây nước Mỹ.
Kiểm phiếu lại khó có khả năng lật ngược kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Cuộc bầu cử đã được quyết định có hiệu lực bởi hơn 100.000 cử tri ở 3 bang “chiến trường” nói trên. Ông Trump đã giành chiến thắng ở Wisconsin với cách biệt 22.000 phiếu (tương đương 0,8%), ở Michigan với 11.000 phiếu (0,2%), và Pennsylvania với 71.000 phiếu. Và rất khó để có thể lật ngược khoảng cách này.
Ông Merle King thuộc Trung tâm hệ thống bầu cử, Đại học bang Kennesaw, lập luận rằng sự cố tin tặc trong chiến dịch tranh cử không đồng nghĩa rằng hệ thống bầu cử có thể dễ dàng bị xâm nhập. Công nghệ bỏ phiếu khác nhau theo từng bang và thậm chí theo từng hạt, với một số hạt sử dụng phiếu bầu giấy, một số sử dụng công nghệ không dùng giấy, khiến tin tặc quy mô lớn là rất khó thực hiện. Khoảng 75% các phiếu bầu được đánh giá trên giấy, an toàn hơn trên các máy bầu cử điện tử. Gần như tất cả các bang sử dụng công nghệ được liên bang chứng nhận, như mã hoá kết quả nhiều lần trước khi chúng được truyền tới một kho lưu trữ trung ương.
Philip Stark, nhà thống kê học tại Đại học California, Berkeley cho rằng tái kiểm phiếu thường sẽ cho ra một kết quả khác. Và mục tiêu là có một kết quả xấp xỉ hợp lý.
Đội ngũ kiểm phiếu lại đang phải làm việc với thời hạn chặt chẽ: Đại cử tri đoàn phải làm công việc của họ trước ngày 13/12. Tuy tốn kém và mệt mỏi, ông Stark và Ronald Rivest của Viện Công nghệ Massachusetts cho rằng cuộc bầu cử cần được tái kiểm tra thường xuyên, không chỉ khi cách biệt giữa các ứng viên sít sao. Nếu kết quả được xác nhận, thì niềm tin của cử tri vào hệ thống bầu cử sẽ được củng cố.