Ngày 22/5, Quốc hội Trung Quốc đã bàn về dự thảo luật an ninh liên quan đặc khu Hong Kong. Theo truyền thông Hong Kong, dự luật an ninh mới sẽ cấm sự can thiệp nước ngoài, các hoạt động khủng bố và các hoạt động bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền Trung ương,...Ảnh: Cuộc biểu tình ở Hong Kong phản đối dự luật an ninh mới hôm 24/5. Ảnh: Getty.Dự luật này dự kiến được thông qua vào ngày 28/5 và sớm được áp dụng tại đặc khu. Ảnh: AP.Được biết, các cuộc biểu tình ở Hong Kong đã diễn ra hai ngày sau khi dự luật an ninh được đệ trình lên Quốc hội Trung Quốc. Những người biểu tình cho rằng dự luật là mối đe dọa đối với tự do dân sự và là sự kết thúc nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Ảnh: Daily Mail.Trước tình hình hiện nay, nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Australia, Anh và Liên minh Châu Âu (EU) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về dự luật an ninh mới của Trung Quốc đối với Hong Kong, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong. Ảnh: PA.Ngày 23/5, gần 200 chính khách từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 17 thành viên Quốc hội Mỹ, đã công khai chỉ trích dự luật an ninh mới của Trung Quốc. Ảnh: Cảnh sát chống bạo động Hong Kong được triển khai để trấn áp người biểu tình ở Causeway Bay hôm 24/5. Ảnh: AP.Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu Trung Quốc đại lục ban hành đạo luật an ninh riêng cho Hong Kong. Ảnh: Fortune.Hôm 24/5, ông Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, cho hay việc Trung Quốc xúc tiến ban hành Luật An ninh Quốc gia cho Hong Kong có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt của Mỹ và đe dọa vị thế của Hong Kong như một trung tâm tài chính lớn. Ảnh: UPI.Các chính trị gia Đức cũng chỉ trích cách làm của Trung Quốc. Ông Friedrich Merz của Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) yêu cầu Châu Âu và Mỹ gửi "tín hiệu rõ ràng yêu cầu Trung Quốc dừng lại". Ảnh: Getty.Một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi Trung Quốc đảm bảo quyền tự trị cho Hong Kong. Ảnh: Thủ tướng Anh Boris Johnson."Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và mong Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong. Là một bên tham gia Tuyên bố chung, Anh cam kết ủng hộ quyền tự trị của Hong Kong và tôn trọng mô hình 'một quốc gia, hai chế độ", người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho hay. Ảnh: CNBC.Về phần mình, chính quyền Bắc Kinh bác bỏ những chỉ trích từ các quốc gia khác và xem đó là can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Ảnh: Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính. Ảnh chụp màn hình.Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 25/5 tuyên bố kiên quyết phản đối và sẽ "phản công" nếu Mỹ can thiệp vào vấn đề Hong Kong. Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: Chinanews.com"Hong Kong là của Trung Quốc, công việc của Hong Kong là vấn đề nội bộ của nước này. Việc lập pháp đối với đặc khu này thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, Mỹ 'không có tư cách can thiệp", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố. Ảnh: TTXVN. Mời độc giả xem thêm video về một cuộc biểu tình ở Hong Kong hồi năm 2019 (Nguồn video: CBSN)
Ngày 22/5, Quốc hội Trung Quốc đã bàn về dự thảo luật an ninh liên quan đặc khu Hong Kong. Theo truyền thông Hong Kong, dự luật an ninh mới sẽ cấm sự can thiệp nước ngoài, các hoạt động khủng bố và các hoạt động bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền Trung ương,...Ảnh: Cuộc biểu tình ở Hong Kong phản đối dự luật an ninh mới hôm 24/5. Ảnh: Getty.
Dự luật này dự kiến được thông qua vào ngày 28/5 và sớm được áp dụng tại đặc khu. Ảnh: AP.
Được biết, các cuộc biểu tình ở Hong Kong đã diễn ra hai ngày sau khi dự luật an ninh được đệ trình lên Quốc hội Trung Quốc. Những người biểu tình cho rằng dự luật là mối đe dọa đối với tự do dân sự và là sự kết thúc nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Ảnh: Daily Mail.
Trước tình hình hiện nay, nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Australia, Anh và Liên minh Châu Âu (EU) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về dự luật an ninh mới của Trung Quốc đối với Hong Kong, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong. Ảnh: PA.
Ngày 23/5, gần 200 chính khách từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 17 thành viên Quốc hội Mỹ, đã công khai chỉ trích dự luật an ninh mới của Trung Quốc. Ảnh: Cảnh sát chống bạo động Hong Kong được triển khai để trấn áp người biểu tình ở Causeway Bay hôm 24/5. Ảnh: AP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu Trung Quốc đại lục ban hành đạo luật an ninh riêng cho Hong Kong. Ảnh: Fortune.
Hôm 24/5, ông Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, cho hay việc Trung Quốc xúc tiến ban hành Luật An ninh Quốc gia cho Hong Kong có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt của Mỹ và đe dọa vị thế của Hong Kong như một trung tâm tài chính lớn. Ảnh: UPI.
Các chính trị gia Đức cũng chỉ trích cách làm của Trung Quốc. Ông Friedrich Merz của Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) yêu cầu Châu Âu và Mỹ gửi "tín hiệu rõ ràng yêu cầu Trung Quốc dừng lại". Ảnh: Getty.
Một phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi Trung Quốc đảm bảo quyền tự trị cho Hong Kong. Ảnh: Thủ tướng Anh Boris Johnson.
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và mong Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong. Là một bên tham gia Tuyên bố chung, Anh cam kết ủng hộ quyền tự trị của Hong Kong và tôn trọng mô hình 'một quốc gia, hai chế độ", người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho hay. Ảnh: CNBC.
Về phần mình, chính quyền Bắc Kinh bác bỏ những chỉ trích từ các quốc gia khác và xem đó là can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Ảnh: Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính. Ảnh chụp màn hình.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 25/5 tuyên bố kiên quyết phản đối và sẽ "phản công" nếu Mỹ can thiệp vào vấn đề Hong Kong. Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: Chinanews.com
"Hong Kong là của Trung Quốc, công việc của Hong Kong là vấn đề nội bộ của nước này. Việc lập pháp đối với đặc khu này thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, Mỹ 'không có tư cách can thiệp", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố. Ảnh: TTXVN.
Mời độc giả xem thêm video về một cuộc biểu tình ở Hong Kong hồi năm 2019 (Nguồn video: CBSN)