Quả thật, tác động của hiện tượng
đồng Rúp (RUB) trượt giá tới nay vẫn chưa được các chuyên gia đánh giá một cách toàn diện. Và nó cũng chưa đưa sức để gây ra làn sóng di cư của người nước ngoài. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lại gạt bỏ nó. Tại thời điểm này, nhiều người nước ngoài thừa nhận, họ đang xem xét khả năng rời nước Nga khi mà
đồng Rúp Nga giảm 25% giá trị chỉ trong vòng một vài ngày hồi tuần trước.
|
Bảng hiển thị tỷ giá hối đoái trên một con phố Nga.
|
Tuy RUB đã phục hồi một phần nào, nhưng giá trị của nó vẫn ở mức thấp so với USD và EUR trong năm 2014, gây nên mối lo ngại về một tình hình tài chính bấp bênh.
Chị Joy, nam công dân người Philippines 28 tuổi đang làm ở Nga, đã để lại 3 con thơ ở Manila để sang Nga làm công việc quét dọn nhà cửa.
“Khi tôi tới Nga hồi tháng 4, tôi được chủ trả 1.500 RUB (chừng 42 USD) cho 4 tiếng quét dọn nhà cửa. Giờ đây, cũng với thời lượng công việc như thế, tôi chỉ nhận được 20 USD”, cô nói.
Những người bạn bè của chị Joy ở Moscow đã kêu chị sang đây làm. “Họ nói với tôi rằng, đồng RUB rất ổn định và không có nhiều sự cạnh tranh như ở các thành phố khác”.
Chị thường gửi về nhà chừng 2/3 số tiềm kiếm được hàng tháng để chăm lo cho gia đình. “Mục tiêu của tôi là dành dụm đủ tiền để con trai lớn tiếp tục đến trường và mua cho chồng một chiếc mô tô taxi. Ngoài ra, tô cũng muốn sửa lại mái nhà dột nát của bố mẹ. Tuy nhiên, giờ tôi thấy mong muốn đó là điều không thể”, chị kể về dự định của mình.
Sau đó, chị kể về nỗi oan của mình. “Tôi giờ không còn gửi đủ tiền về cho gia đình như trước kia nữa. Bố mẹ không hiểu. Họ nghĩ tôi làm việc ít hơn so với trước”.
Tính ra chị Joy vẫn còn là khá may mắn so với các lao động nhập cư khác bởi ít ra chị vẫn còn được chủ trả lương. Thực tế, các công nhân xây dựng tới từ các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô hiện sống cảnh khó khăn khi các ông chủ ngừng trả công cho họ.
“Các ông chủ giờ ngừng trả tiền công cho các công nhân xây dựng. Họ (tức các ông chủ doanh nghiệp) nói rằng, tình trạng như vậy là do cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Họ nói, giờ họ không còn tiền nên buộc lòng phải đóng cửa công ty. Mọi người (các công nhân) đã phải rời đi mà không mang theo thứ gì lận lưng cả”, luật sư làm việc ở tổ chức Migration and Law tên Anara Beisheyeva cho biết.
Nữ luật sư cho hay, các công nhân nhập cư đều hi vọng, cuộc khủng hoảng sớm chấm dứt. Họ không hề muốn quay trở về quê nhà với túi tiền rỗng. Thậm chí, việc mua những vé máy bay trở về nhà sẽ sớm nằm ngoài tay với của họ bởi vì các vé này đều được bán theo giá trị tiền USD. “Những tấm vé đó ngày càng trở nên đắt tiền trong khi tiền kiếm được ngày một ít. Tôi sẽ sớm phải quyết định”, chị Joy nói.
Ở một trường hợp khác, công dân Pháp ở độ tuổi 30 thấy hối tiếc khi quyết định đầu quân cho một ngân hàng Nga trụ sở ở Moscow hồi cuối tháng 9.
|
Một tòa nhà văn phòng ở thủ đô Moscow.
|
“Họ (ngân hàng) hứa trả cho tôi khoản lương và thưởng hậu hĩnh. Tôi tự nói với mình rằng, đó là một cơ hội để tôi làm việc ở một thị trường sôi động liên tục phát triển trong 4 năm qua. Đó cũng là một ý tưởng không tồi để tôi rời xa châu Âu, nơi tình hình kinh tế đang trì trệ”, anh Olivier nói.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần tới Moscow, anh nhanh chóng vỡ mộng khi nhận lương được trả bằng đồng nội tệ Nga (tức RUB) vốn nhanh chóng mất giá so với EUR.
Nếu anh Olivier nghĩ rằng “tỷ lệ lạm phạt hai con số ở Nga sẽ nhanh chóng được bù đắp với khoản tăng lương định kỳ”, thì anh ta “sẽ chẳng bao giờ mong đợi một ngày thứ Hai đen tối nào nữa”.
Sau đó, anh nói về khả năng rời nước Nga trở về nhà. “Rõ ràng, người Nga đang cố bán hết những đồng RUB trong tay. Và khi họ từ bỏ đồng nội trệ của mình, đó cũng là lúc người nước ngoài rời khỏi Nga. Tôi sẽ là người đầu tiên rời khỏi nơi đây bởi vì tôi độc thân và cũng chẳng vướng bận gì về con cái cả. Tuy nhiên, những người khác sẽ phải suy nghĩ kĩ càng trước khi quyết định về nước”, anh Olivier nói. Anh còn thổ lộ rằng mình sẵn sàng mua vé máy bay về nước.