Giám đốc phụ trách chính sách đối ngoại của Trung tâm nghiên cứu Just Foreign Policy Robert Naiman cho rằng, việc Ả-rập Xê-út thành lập Liên quân Hồi giáo chống khủng bố đã gây bất ngờ cho Mỹ. Theo ông Naiman, Liên minh quân sự Hồi giáo được thành lập phần nào phản ánh sự thật rằng, sức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Trung Đông đã giảm sút đáng kể.
Trong cuộc trao đổi với đài phát thanh Sputnik, chuyên gia chính trị Robert Naiman nói: “Tôi nghĩ rằng đó là một bước phát triển rất đáng quan tâm. Chính quyền Mỹ lên tiếng hoan nghênh và ủng hộ liên minh này. Tuy nhiên, họ không biết tương lai của nó ra sao và đang kì vọng về nó”.
Bên cạnh đó, ông Naiman còn nêu một khía cạnh khác của việc thành lập liên minh này. Theo ông, đó là việc này càng chứng tỏ ảnh hưởng của nước Mỹ ở khu vực này sụt giảm đi nhanh chóng.
|
Binh sỹ Ả-rập Xê-út chụp ảnh trước một trực thăng. |
“Cách đây không lâu, chắc hẳn Ả-rập Xê-út sẽ không tiến hành một động thái như vậy… Vì vậy, ở khía cạnh này, điều đó có thể là một phản ứng của Ả-rập Xê-út đối với việc mất lòng tin ngày càng gia tăng đối với Mỹ”, ông Naiman giải thích.
Theo quan điểm cá nhân, ông cho rằng, mối quan hệ suy yếu, lỏng lẻo giữa Washington và Riyadh có thể dẫn tới các chính sách ôn hòa và trách nhiệm hơn từ phía cả hai chính phủ.
“Tôi cho rằng, đó là điều tốt cho khu vực, cho thể giới, cho Mỹ và cả Ả-rập Xê-út. Điều đó còn giúp cho quan hệ hai nước này ngày càng minh bạch hơn. Nó làm cho cả hai bên có trách nhiệm hơn”, ông Naiman chia sẻ.
Đặc biệt, ông Naiman lưu ý tới một sự thật trớ trêu rằng, nhiều năm nay, Ả-rập Xê-út dường như hậu thuẫn cho hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan và lực lượng khủng bố thánh chiến, kể cả trong cuộc chiến tranh Afghanistan 1979-1987.
Liên minh chống khủng bố của các nước Hồi giáo do Ả-rập Xê-út cầm đầu cũng phản ánh nhận thức ngày càng tăng rằng sự cuồng tín mà ban lãnh đạo ở Riyadh từng khuyến khích ở nước ngoài có thể là một con dao hai lưỡi, quay ra đe dọa tới sự an nguy của chính Ả-rập Xê-út.
“Nếu cuộc nội chiến ở Yemen và Syria được giải quyết qua đường chính trị và ngoại giao thì nó thực sự có thể làm gia tăng mối nguy về chủ nghĩa khủng bố đối với Ả-rập Xê-út. Các chiến binh thánh chiến có thể quay về nước này sau thời gian tham gia chiến đấu ở hai nước đó. Vì thế, họ có lẽ đang chuẩn bị cho viễn cảnh đó”, chuyên gia này nói.
Cuối cùng, ông Naiman lưu ý, việc thành lập Liên quân Hồi giáo chống khủng bố phản ứng sự thay đổi chính sách quan trọng của Quốc vương Salman bin Abdulaziz, người hồi tháng 1/2015 kế vị ngai vàng từ người anh trai qua đời, Quốc vương Abdullah.
Hôm 14/12, báo đài địa phương đăng tải thông tin rằng, Ả-rập Xê-út vừa thành lập một liên minh quân sự chống khủng bố với sự tham gia của 34 nước thành viên Hồi giáo - bao gồm Jordan, the UAE, Pakistan, Bahrain, Bangladesh, Benin, Turkey, Chad, Togo, Tunisia, Djibouti, Senegal, Sudan, Sierra Leone, Somalia, Gabon, Guinea, Qatar, Cote d’Ivoire, Kuwait, Lebanon, Libya, Maldives, Mali, Malaysia, Egypt, Morocco, Mauritania, Niger, Nigeria, Yemen…