Trận động đất Haiti năm 2010 thực sự là một thảm họa khủng khiếp trên thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. Bức ảnh chấn động thế giới về một em nhỏ không mảnh vải trên người đẩy chiếc xe đẩy được nhiếp ảnh gia Patrick Farrell ghi lại đã diễn tả sự tàn khốc thảm họa thiên nhiên này.Bức ảnh người tị nạn Kosovo bế một em nhỏ qua hàng rào thép gai do nhiếp ảnh gia Carol Guzy chụp năm 2000 nói về cuộc khủng hoảng tị nạn. Bức ảnh này đưa Carol trở thành người phụ nữ đầu tiên giành giải thưởng Pulitzer.Carolyn Cole, một nhiếp ảnh gia của LA Times, đã chụp lại bức ảnh "rùng rợn" này trong thời gian cô ở Liberia. Trong ảnh, rất nhiều vỏ đạn pháo rải đầy đường sau một cuộc giao tranh giữa chính phủ và lực lượng nổi dậy.Trận sóng thần kinh hoàng tại Ấn Độ Dương năm 2004 đã cướp đi sinh mạng hàng nghìn người. Bức ảnh của Arko Datta diễn tả nỗi đau và sự bất lực của con người khi “mẹ thiên nhiên” nổi giận.Vụ thảm sát Đại học Thammasat diễn ra vào ngày 6/10/1976. Những sinh viên của trường đại học này có hành động chống lại nhà độc tài Thanom Kittikachorn đã bị giết hại một cách tàn bạo. Neal Ulevich – chủ nhân của bức ảnh – đã giành giải thưởng Pulitzer năm 1977.Ngày 11/9/2001, những tên không tặc cướp máy bay và đâm vào Tòa Tháp đôi Trung tâm Thương Mại Thế giới. Bức ảnh do Steve Ludlum ghi lại. Bức ảnh xúc động khiến không ít người xem rơi nước mắt do Deanne Fitzmaurice ghi lại đã lột tả sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Iraq. Trong ảnh là một bé trai Iraq 9 tuổi đã bị thương nặng trong một vụ nổ trong cuộc chiến tranh Iraq.Frank Fournier đã ghi lại khoảnh khắc cô bé Omayra Sanchez mắc kẹt trong một tòa nhà đổ sập ở Colombia. Một vụ phun trào núi lửa đã gây ra trận lở đất và cướp đi sinh mạng 25 nghìn người. Bức ảnh được chụp ngay trước khi Omayra qua đời vì hạ thân nhiệt và hoại tử.Thảm họa khí Bhopal xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ năm 1984 đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người vô tội. Bức ảnh đầy ám ảnh về một em bé tử vong trong thảm họa này do Pablo Bartholomew ghi lại.Nhiếp ảnh gia người Israel đã ghi lại hình ảnh một người phụ nữ cố chống lại rất nhiều cảnh sát trong một cuộc đụng độ giữa những người định cư và cảnh sát năm 2006 khi giới chức Israel yêu cầu khẩn trương sơ tán các khu định cư bất hợp pháp.
Trận động đất Haiti năm 2010 thực sự là một thảm họa khủng khiếp trên thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. Bức ảnh chấn động thế giới về một em nhỏ không mảnh vải trên người đẩy chiếc xe đẩy được nhiếp ảnh gia Patrick Farrell ghi lại đã diễn tả sự tàn khốc thảm họa thiên nhiên này.
Bức ảnh người tị nạn Kosovo bế một em nhỏ qua hàng rào thép gai do nhiếp ảnh gia Carol Guzy chụp năm 2000 nói về cuộc khủng hoảng tị nạn. Bức ảnh này đưa Carol trở thành người phụ nữ đầu tiên giành giải thưởng Pulitzer.
Carolyn Cole, một nhiếp ảnh gia của LA Times, đã chụp lại bức ảnh "rùng rợn" này trong thời gian cô ở Liberia. Trong ảnh, rất nhiều vỏ đạn pháo rải đầy đường sau một cuộc giao tranh giữa chính phủ và lực lượng nổi dậy.
Trận sóng thần kinh hoàng tại Ấn Độ Dương năm 2004 đã cướp đi sinh mạng hàng nghìn người. Bức ảnh của Arko Datta diễn tả nỗi đau và sự bất lực của con người khi “mẹ thiên nhiên” nổi giận.
Vụ thảm sát Đại học Thammasat diễn ra vào ngày 6/10/1976. Những sinh viên của trường đại học này có hành động chống lại nhà độc tài Thanom Kittikachorn đã bị giết hại một cách tàn bạo. Neal Ulevich – chủ nhân của bức ảnh – đã giành giải thưởng Pulitzer năm 1977.
Ngày 11/9/2001, những tên không tặc cướp máy bay và đâm vào Tòa Tháp đôi Trung tâm Thương Mại Thế giới. Bức ảnh do Steve Ludlum ghi lại.
Bức ảnh xúc động khiến không ít người xem rơi nước mắt do Deanne Fitzmaurice ghi lại đã lột tả sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Iraq. Trong ảnh là một bé trai Iraq 9 tuổi đã bị thương nặng trong một vụ nổ trong cuộc chiến tranh Iraq.
Frank Fournier đã ghi lại khoảnh khắc cô bé Omayra Sanchez mắc kẹt trong một tòa nhà đổ sập ở Colombia. Một vụ phun trào núi lửa đã gây ra trận lở đất và cướp đi sinh mạng 25 nghìn người. Bức ảnh được chụp ngay trước khi Omayra qua đời vì hạ thân nhiệt và hoại tử.
Thảm họa khí Bhopal xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ năm 1984 đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người vô tội. Bức ảnh đầy ám ảnh về một em bé tử vong trong thảm họa này do Pablo Bartholomew ghi lại.
Nhiếp ảnh gia người Israel đã ghi lại hình ảnh một người phụ nữ cố chống lại rất nhiều cảnh sát trong một cuộc đụng độ giữa những người định cư và cảnh sát năm 2006 khi giới chức Israel yêu cầu khẩn trương sơ tán các khu định cư bất hợp pháp.