Việt Nam có nền văn hóa, phong tục khá đa dạng. Mỗi một vùng miền trên cả nước lại có những nét đặc trưng riêng gợi sự tò mò, muốn tìm hiểu và khám phá cho cho nhiều người. Mới đây, hình ảnh một bữa cỗ được bày dọc con đường làng, mỗi người một mâm riêng trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trong cộng đồng mạng. Ảnh: Facebook.Chính vì độ hoành tráng và độc đáo đó mà nhiều dân mạng gọi đây là " bữa cỗ chất nhất Vịnh Bắc Bộ", hay "con đường rượu thịt dài nhất Việt Nam". Xung quanh những bức ảnh này cũng xuất hiện không ít những đồn đoán về địa điểm diễn ra. Đa phần dân mạng cho rằng hình ảnh trên được chụp tại một vùng quê ở Lạng Sơn.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chia sẻ khác nhau xung quanh ý nghĩa của phong tục này. Một số ý kiến cho rằng đây là lễ mở núi hay mở rừng đầu năm. Mỗi nhà làm một mâm lễ cúng trên đường cả bản thường vào rừng hay lên nương. Có bạn lại khẳng định đây là lễ đình, không phải ăn cỗ giữa đường làng như nhiều thông tin lan truyền trên mạng. Mỗi người trong họ đình phải mang đồ ăn đến rồi ngồi với nhau. Một vài ý kiến khác cho đây là lễ cúng Thổ công, một phong tục ở Lạng Sơn... Còn nhiều thắc mắc nhưng đa phần người xem đều cho rằng dù là phong tục ở đâu thì đây vẫn là một nét văn hóa độc đáo."Đi ăn cỗ lấy phần về" cũng là một phong tục từ lâu ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Tin tức Nam Định.Mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhưng các bạn trẻ lại luôn tự hào về phong tục ở vùng quê mình. "Phong tục quê em cứ ăn cỗ là lấy phần, cho nên cỗ không bao giờ bị thừa. Gia chủ không phải ra sức mà ăn. Em vui vì cái tục lệ này", một người con ở Nam Định chia sẻ.Không chỉ ở Việt Nam, chuyện mâm cỗ còn từng gây sốt ở Trung Quốc với "con đường rượu thịt" tất niên dài 2km tại thị trấn cổ Datong, thành phố Chishui, tỉnh Quý Châu. Ảnh: Ecns."Mâm cỗ đường phố nối dài" là được xem là một truyền thống lâu đời phổ biến đối với một số dân tộc thiểu số của Trung Quốc.
Việt Nam có nền văn hóa, phong tục khá đa dạng. Mỗi một vùng miền trên cả nước lại có những nét đặc trưng riêng gợi sự tò mò, muốn tìm hiểu và khám phá cho cho nhiều người. Mới đây, hình ảnh một bữa cỗ được bày dọc con đường làng, mỗi người một mâm riêng trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trong cộng đồng mạng. Ảnh: Facebook.
Chính vì độ hoành tráng và độc đáo đó mà nhiều dân mạng gọi đây là " bữa cỗ chất nhất Vịnh Bắc Bộ", hay "con đường rượu thịt dài nhất Việt Nam". Xung quanh những bức ảnh này cũng xuất hiện không ít những đồn đoán về địa điểm diễn ra. Đa phần dân mạng cho rằng hình ảnh trên được chụp tại một vùng quê ở Lạng Sơn.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chia sẻ khác nhau xung quanh ý nghĩa của phong tục này. Một số ý kiến cho rằng đây là lễ mở núi hay mở rừng đầu năm. Mỗi nhà làm một mâm lễ cúng trên đường cả bản thường vào rừng hay lên nương. Có bạn lại khẳng định đây là lễ đình, không phải ăn cỗ giữa đường làng như nhiều thông tin lan truyền trên mạng. Mỗi người trong họ đình phải mang đồ ăn đến rồi ngồi với nhau. Một vài ý kiến khác cho đây là lễ cúng Thổ công, một phong tục ở Lạng Sơn... Còn nhiều thắc mắc nhưng đa phần người xem đều cho rằng dù là phong tục ở đâu thì đây vẫn là một nét văn hóa độc đáo.
"Đi ăn cỗ lấy phần về" cũng là một phong tục từ lâu ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Tin tức Nam Định.
Mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhưng các bạn trẻ lại luôn tự hào về phong tục ở vùng quê mình. "Phong tục quê em cứ ăn cỗ là lấy phần, cho nên cỗ không bao giờ bị thừa. Gia chủ không phải ra sức mà ăn. Em vui vì cái tục lệ này", một người con ở Nam Định chia sẻ.
Không chỉ ở Việt Nam, chuyện mâm cỗ còn từng gây sốt ở Trung Quốc với "con đường rượu thịt" tất niên dài 2km tại thị trấn cổ Datong, thành phố Chishui, tỉnh Quý Châu. Ảnh: Ecns.
"Mâm cỗ đường phố nối dài" là được xem là một truyền thống lâu đời phổ biến đối với một số dân tộc thiểu số của Trung Quốc.