Thác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới Việt – Trung thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Địa danh này cách Hà Nội khoảng 360 km, một chặng đường không phải quá dài nhưng cũng không phải ngắn. Các phượt thủ thường chọn cách đi bằng xe máy để ngắm cảnh đẹp dọc đường.Trên đường tới thác Bản Giốc cũng có thể ghé thăm những địa danh như: động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, hang Pắc Bó, suối Lê Nin, núi Các Mác, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Những cung đường ở đây quanh co, uốn lượn, đồi núi trùng điệp, nhưng gây ấn tượng nhất với các phượt thủ là cung đường đèo Mã Phục. Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên trục đường quốc lộ 3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22km.Từ phía xa thác Bản Giốc đã nghe tiếng nước chảy ầm ầm. Đến gần cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ hiện ra trước mắt, cảm giác như đang lạc vào trong cõi tiên. Những cột nước to khổng lồ đang ào ào tuôn xuống như vô tận tung nước trắng xóa. Thiên nhiên nơi đây tạo ra khung cảnh đẹp đến mê hoặc lòng người. Xung quanh là đồi núi bao bọc hòa quyện với mây trời, một cảnh tượng lung linh huyền ảo. Thác Bản Giốc đẹp nhất từ tháng 6 đến tháng 9 vì trong khoảng thời gian này nước thác cuồn cuộn, tung bọt trắng xóa như những dải lụa, đầy hung tợn nhưng cũng rất thơ mộng. Du khách và dân phượt tới đây cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành, sảng khoái. Thực sự thấy “thèm” nếu như đã đi phượt mà chưa tới thác Bản Giốc, anh Tuấn Anh – kỹ sư Thiết kế nội thất chia sẻ: “Đã từng nghe kể qua, nhưng tận mắt được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ, vẻ đẹp say đắm lòng người này mới thấy sung sướng biết bao. Được thả hồn vào mây trời, núi non và những dòng nước trắng xóa thật yên bình và thoải mái”. Sự kỳ vĩ của thác Bản Giốc trả lời cho câu hỏi vì sao du khách và phượt thủ sẵn sàng vượt qua một quãng đường dài để thả hồn cùng thiên nhiên và chiêm ngưỡng “Nàng công ngủ trong rừng”.
Thác Bản Giốc nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới Việt – Trung thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Địa danh này cách Hà Nội khoảng 360 km, một chặng đường không phải quá dài nhưng cũng không phải ngắn. Các phượt thủ thường chọn cách đi bằng xe máy để ngắm cảnh đẹp dọc đường.
Trên đường tới thác Bản Giốc cũng có thể ghé thăm những địa danh như: động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, hang Pắc Bó, suối Lê Nin, núi Các Mác, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Những cung đường ở đây quanh co, uốn lượn, đồi núi trùng điệp, nhưng gây ấn tượng nhất với các phượt thủ là cung đường đèo Mã Phục. Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên trục đường quốc lộ 3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22km.
Từ phía xa thác Bản Giốc đã nghe tiếng nước chảy ầm ầm. Đến gần cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ hiện ra trước mắt, cảm giác như đang lạc vào trong cõi tiên. Những cột nước to khổng lồ đang ào ào tuôn xuống như vô tận tung nước trắng xóa.
Thiên nhiên nơi đây tạo ra khung cảnh đẹp đến mê hoặc lòng người. Xung quanh là đồi núi bao bọc hòa quyện với mây trời, một cảnh tượng lung linh huyền ảo.
Thác Bản Giốc đẹp nhất từ tháng 6 đến tháng 9 vì trong khoảng thời gian này nước thác cuồn cuộn, tung bọt trắng xóa như những dải lụa, đầy hung tợn nhưng cũng rất thơ mộng.
Du khách và dân phượt tới đây cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành, sảng khoái.
Thực sự thấy “thèm” nếu như đã đi phượt mà chưa tới thác Bản Giốc, anh Tuấn Anh – kỹ sư Thiết kế nội thất chia sẻ: “Đã từng nghe kể qua, nhưng tận mắt được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ, vẻ đẹp say đắm lòng người này mới thấy sung sướng biết bao. Được thả hồn vào mây trời, núi non và những dòng nước trắng xóa thật yên bình và thoải mái”.
Sự kỳ vĩ của thác Bản Giốc trả lời cho câu hỏi vì sao du khách và phượt thủ sẵn sàng vượt qua một quãng đường dài để thả hồn cùng thiên nhiên và chiêm ngưỡng “Nàng công ngủ trong rừng”.