Liễu kiếm, hay còn gọi là Fencing là môn võ dùng để chiến đấu do người Pháp khởi xướng từ thế kỷ 15 và được đưa vào nội dung thi đấu Olympic từ vài chục năm nay. Môn này đã được du nhập vào Việt Nam một thời gian. Tại TP.HCM, từ 2 năm nay ở Nhà văn hóa Thanh niên, CLB liễu kiếm ra đời, thu hút nhiều bạn trẻ tới tham gia tập luyện nghiệp dư.
Không chỉ có nam giới mà nhiều bạn nữ cũng tham gia tập luyện liễu kiếm hàng tuần.
Môn thể thao này được xem là thú chơi quý tộc của châu Âu. Với 60.000 đồng/45 phút, người chơi được trang bị áo giáp, các loại kiếm, mũ bảo hộ... đầy đủ.
Trang phục của liễu kiếm thường là màu trắng hoặc màu đen và kín từ đầu đến chân. Các kiếm sĩ được bảo hộ rất nghiêm ngặt với áo bảo hộ dày, đeo bao tay, đi ủng và đội mũ bảo hiểm che kín mặt.
Chỉ có tay để cầm kiếm mới cần đeo bao tay bảo vệ.
Mũ bảo hộ được đội kín từ mặt đến cổ, dù vậy nhưng không hạn chế tầm nhìn. Tuy nhiên, nhiều bạn chơi nhận xét là khi mặc áo giáp, đội mũ kín người sẽ rất nóng nực vì đây là môn thể thao phù hợp với các quốc gia có khí hậu ôn đới.
Người chơi sử dụng kiếm không có lưỡi, đầu kiếm tròn với đường kính 5-8 mm nên đâm vào người sẽ không gây chấn thương. Ngoài ra, trên kiếm và áo giáp đều trang bị hệ thống điện tử để đâm trúng đối phương thì máy sẽ báo hiệu để tính điểm.
Đây là môn thể thao khá dễ tập luyện, luật chơi dễ hiểu, chỉ cần hướng dẫn thời gian ngắn là có thể tự chơi được. Tuy nhiên liễu kiếm đòi hỏi sự khéo léo, phản xạ nhanh, tập trung từ cổ tay đến toàn bộ cơ thể.
Động tác chào nhau trước khi bước vào trận đấu kiếm. Mỗi trận đấu thường kéo dài khoảng 5 phút.
Cách tính điểm là khi kiếm chạm vào người đối phương, với mỗi loại kiếm hay thể loại thi đấu lại có cách tính điểm khác nhau.
Bạn Phạm Thiên Ân (24 tuổi) thường đến tập luyện liễu kiếm đều đặn tuần một lần. Ân chia sẻ: "Môn thể thao này hấp dẫn mình vì bởi sự độc đáo và mới lạ từ trang phục trắng toát đến luật thi đấu và cũng dễ tập luyện. Mình thấy điểm khó nhất của liễu kiếm là đòi hỏi bạn cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn và di chuyển hợp lý trong phòng thủ cũng như tấn công để tạo nên phương thức kinh nghiệm, đường kiếm riêng biệt cho mình".
Thoạt nhìn, liễu kiếm rất nguy hiểm nhưng đây lại là môn thể thao an toàn vì được bảo hộ đầy đủ cũng như đầu kiếm không nhọn. Môn thể thao quý tộc này đang ngày càng thu hút giới trẻ tham gia tập luyện từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.
Liễu kiếm, hay còn gọi là Fencing là môn võ dùng để chiến đấu do người Pháp khởi xướng từ thế kỷ 15 và được đưa vào nội dung thi đấu Olympic từ vài chục năm nay. Môn này đã được du nhập vào Việt Nam một thời gian. Tại TP.HCM, từ 2 năm nay ở Nhà văn hóa Thanh niên, CLB liễu kiếm ra đời, thu hút nhiều bạn trẻ tới tham gia tập luyện nghiệp dư.
Không chỉ có nam giới mà nhiều bạn nữ cũng tham gia tập luyện liễu kiếm hàng tuần.
Môn thể thao này được xem là thú chơi quý tộc của châu Âu. Với 60.000 đồng/45 phút, người chơi được trang bị áo giáp, các loại kiếm, mũ bảo hộ... đầy đủ.
Trang phục của liễu kiếm thường là màu trắng hoặc màu đen và kín từ đầu đến chân. Các kiếm sĩ được bảo hộ rất nghiêm ngặt với áo bảo hộ dày, đeo bao tay, đi ủng và đội mũ bảo hiểm che kín mặt.
Chỉ có tay để cầm kiếm mới cần đeo bao tay bảo vệ.
Mũ bảo hộ được đội kín từ mặt đến cổ, dù vậy nhưng không hạn chế tầm nhìn. Tuy nhiên, nhiều bạn chơi nhận xét là khi mặc áo giáp, đội mũ kín người sẽ rất nóng nực vì đây là môn thể thao phù hợp với các quốc gia có khí hậu ôn đới.
Người chơi sử dụng kiếm không có lưỡi, đầu kiếm tròn với đường kính 5-8 mm nên đâm vào người sẽ không gây chấn thương. Ngoài ra, trên kiếm và áo giáp đều trang bị hệ thống điện tử để đâm trúng đối phương thì máy sẽ báo hiệu để tính điểm.
Đây là môn thể thao khá dễ tập luyện, luật chơi dễ hiểu, chỉ cần hướng dẫn thời gian ngắn là có thể tự chơi được. Tuy nhiên liễu kiếm đòi hỏi sự khéo léo, phản xạ nhanh, tập trung từ cổ tay đến toàn bộ cơ thể.
Động tác chào nhau trước khi bước vào trận đấu kiếm. Mỗi trận đấu thường kéo dài khoảng 5 phút.
Cách tính điểm là khi kiếm chạm vào người đối phương, với mỗi loại kiếm hay thể loại thi đấu lại có cách tính điểm khác nhau.
Bạn Phạm Thiên Ân (24 tuổi) thường đến tập luyện liễu kiếm đều đặn tuần một lần. Ân chia sẻ: "Môn thể thao này hấp dẫn mình vì bởi sự độc đáo và mới lạ từ trang phục trắng toát đến luật thi đấu và cũng dễ tập luyện. Mình thấy điểm khó nhất của liễu kiếm là đòi hỏi bạn cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn và di chuyển hợp lý trong phòng thủ cũng như tấn công để tạo nên phương thức kinh nghiệm, đường kiếm riêng biệt cho mình".
Thoạt nhìn, liễu kiếm rất nguy hiểm nhưng đây lại là môn thể thao an toàn vì được bảo hộ đầy đủ cũng như đầu kiếm không nhọn. Môn thể thao quý tộc này đang ngày càng thu hút giới trẻ tham gia tập luyện từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.