Những bước chân đầu tiên của Bác
Theo thông tin trong sách vở, Hoài Bảo (11B1 THPT Diên Hồng, quận 10) và Minh Trường (11A12 THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6) tìm đường đến căn nhà số 185/1 đường Cô Bắc, quận 1 (trước đây là số 185/1 đường Dumortier Xóm Cầu Rạch Bần), là nơi đầu tiên Bác Hồ ở khi vừa đặt chân đến Sài Gòn vào tháng 9/1910. Tới Sài Gòn với giấy tờ mang tên Văn Ba, Bác được người quen đưa đến nhà ông Lê Văn Đạt ở tạm 2 ngày. Căn nhà bây giờ đã trở thành biệt thự 4 tầng. Nơi Bác sống lâu nhất tại Sài Gòn
Rời địa điểm đầu tiên, các bạn thẳng tiến đến số 5 Châu Văn Liêm, quận 5. Bước vào căn nhà với mái lợp ngói âm dương, hai bạn được chị Đinh Thị Nguyệt tiếp đón: “Đây là nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ở từ tháng 9/1910 tới tháng 6/1911, và được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1988. Theo tài liệu lịch sử, đây là cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán tại số 1-2-3 Quai Testard (bến Testard) - Chợ Lớn. Trong khu nhà lớn này, căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm được giữ lại làm di tích lưu niệm về Hồ Chủ Tịch”.
Chị Nguyệt cho biết thêm, khi ở đây, Bác đã gặp gỡ những nhà nho yêu nước đương thời, tìm hiểu đời sống công nhân, nhân dân lao động cũng như các tàu ra vào cảng Sài Gòn. Đây là thời gian quan trọng để Bác có bước chuẩn bị về vật chất, tinh thần cho việc ra đi tìm đường cứu nước. Trong ảnh, Minh Trường và Hoài Bảo (phải). Ngôi trường Bác từng học
Bước vào trường Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng (đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1), Bảo và Trường xuýt xoa đứng ngắm Lầu đồng hồ, một công trình cổ độc đáo được xây dựng từ năm 1924. Buổi đầu, trường có tên là Trường Cơ khí Á Châu (L’école des Mécaniciens Asiatiques), tên quen gọi là Trường Bá Nghệ-một trong những trường dạy nghề đầu tiên ở Nam Bộ, được toàn quyền Đông Dương ra quyết định thành lập năm 1906.
Theo tài liệu của trường và một số tài liệu khác, đây chính là nơi Bác đã học tập trong vòng 3 tháng trước khi ra đi tìm đường cứu nước.
Khi Hoài Bảo thắc mắc: Vì sao Bác lại phải đi học khi ở Sài Gòn?, nhà trường đã giải thích: "Theo các tài liệu, Người chọn học ở đây là để tránh bị nghi ngờ, lại vừa có cơm ăn, vừa tìm hiểu, học hỏi về máy móc để bổ sung kiến thức cho mình". Trong ảnh, Lầu đồng hồ vẫn còn được sử dụng đến hiện nay.Nơi Người ra đi tìm đường cứu nước
Hướng về quận 4, Bến Nhà Rồng với mái ngói đỏ dần dần hiện ra. Sau khi ngắm nhìn những hiện vật về Bác Hồ, hai bạn nhớ hoài câu nói thể hiện ý chí quyết tâm cháy bỏng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành khi bước lên chiếc tàu Amiral La Touche De Tréville: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Đứng trong khuôn viên của Bến Nhà Rồng, hai bạn phóng tầm mắt nhìn những cao ốc ở khu trung tâm thành phố và khu đô thị mới quận 2, vừa xúc động vừa tự hào: Sài Gòn năm xưa nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước nay đã là thành phố mang tên Người, là trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
Những bước chân đầu tiên của Bác
Theo thông tin trong sách vở, Hoài Bảo (11B1 THPT Diên Hồng, quận 10) và Minh Trường (11A12 THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6) tìm đường đến căn nhà số 185/1 đường Cô Bắc, quận 1 (trước đây là số 185/1 đường Dumortier Xóm Cầu Rạch Bần), là nơi đầu tiên Bác Hồ ở khi vừa đặt chân đến Sài Gòn vào tháng 9/1910. Tới Sài Gòn với giấy tờ mang tên Văn Ba, Bác được người quen đưa đến nhà ông Lê Văn Đạt ở tạm 2 ngày.
Căn nhà bây giờ đã trở thành biệt thự 4 tầng.
Nơi Bác sống lâu nhất tại Sài Gòn
Rời địa điểm đầu tiên, các bạn thẳng tiến đến số 5 Châu Văn Liêm, quận 5. Bước vào căn nhà với mái lợp ngói âm dương, hai bạn được chị Đinh Thị Nguyệt tiếp đón: “Đây là nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ở từ tháng 9/1910 tới tháng 6/1911, và được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1988. Theo tài liệu lịch sử, đây là cơ sở của phân cuộc Liên Thành thương quán tại số 1-2-3 Quai Testard (bến Testard) - Chợ Lớn. Trong khu nhà lớn này, căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm được giữ lại làm di tích lưu niệm về Hồ Chủ Tịch”.
Chị Nguyệt cho biết thêm, khi ở đây, Bác đã gặp gỡ những nhà nho yêu nước đương thời, tìm hiểu đời sống công nhân, nhân dân lao động cũng như các tàu ra vào cảng Sài Gòn. Đây là thời gian quan trọng để Bác có bước chuẩn bị về vật chất, tinh thần cho việc ra đi tìm đường cứu nước. Trong ảnh, Minh Trường và Hoài Bảo (phải).
Ngôi trường Bác từng học
Bước vào trường Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng (đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1), Bảo và Trường xuýt xoa đứng ngắm Lầu đồng hồ, một công trình cổ độc đáo được xây dựng từ năm 1924. Buổi đầu, trường có tên là Trường Cơ khí Á Châu (L’école des Mécaniciens Asiatiques), tên quen gọi là Trường Bá Nghệ-một trong những trường dạy nghề đầu tiên ở Nam Bộ, được toàn quyền Đông Dương ra quyết định thành lập năm 1906.
Theo tài liệu của trường và một số tài liệu khác, đây chính là nơi Bác đã học tập trong vòng 3 tháng trước khi ra đi tìm đường cứu nước.
Khi Hoài Bảo thắc mắc: Vì sao Bác lại phải đi học khi ở Sài Gòn?, nhà trường đã giải thích: "Theo các tài liệu, Người chọn học ở đây là để tránh bị nghi ngờ, lại vừa có cơm ăn, vừa tìm hiểu, học hỏi về máy móc để bổ sung kiến thức cho mình". Trong ảnh, Lầu đồng hồ vẫn còn được sử dụng đến hiện nay.
Nơi Người ra đi tìm đường cứu nước
Hướng về quận 4, Bến Nhà Rồng với mái ngói đỏ dần dần hiện ra. Sau khi ngắm nhìn những hiện vật về Bác Hồ, hai bạn nhớ hoài câu nói thể hiện ý chí quyết tâm cháy bỏng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành khi bước lên chiếc tàu Amiral La Touche De Tréville: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Đứng trong khuôn viên của Bến Nhà Rồng, hai bạn phóng tầm mắt nhìn những cao ốc ở khu trung tâm thành phố và khu đô thị mới quận 2, vừa xúc động vừa tự hào: Sài Gòn năm xưa nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước nay đã là thành phố mang tên Người, là trung tâm kinh tế lớn của đất nước.