700m đường giữa vịnh Vân Phong
Điệp Sơn là một dải 3 đảo nhỏ, trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Hòn đảo này nổi tiếng với con đường đi giữa biển dài gần 700m, nối liền đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn.Mỗi khi thủy triều xuống, con đường đất giữa biển Việt Nam uốn lượn, rộng khoảng 1m lại hiện lên.Lúc này bạn có thể tận hưởng cảm giác đi giữa biển, thỏa sức tạo dáng chụp ảnh hay ngắm nhìn đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội.Đường đá lộ thiên ngày Rằm giữa biển Vũng Tàu
Hòn Bà là một đảo nhỏ, tọa lạc ở Bãi Sau, Vũng Tàu. Nơi này được biết đến là một đảo đẹp, trên đảo có Miếu Bà, địa chỉ tâm linh để thờ bái, ngưỡng vọng từ nhiều năm nay.Bình thường, Hòn Bà biệt lập giữa biển. Chỉ đến ngày 14 và 15 Âm lịch hàng tháng, thủy triều rút sâu xuống, để lộ ra con đường đá gập ghềnh.Men theo con đường nhỏ, du khách có thể tản bộ đến Hòn Bà giữa bốn bề biển cả.Lội nước ra đảo Nhất Tự Sơn (Phú Yên)
Nhất Tự Sơn là hòn đảo nằm trong Vịnh Xuân Đài, thuộc thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đảo được đặt tên là Nhất Tự Sơn vì hình dáng giống chữ nhất trong Hán tự. Nằm ở vị trí đặc biệt, đảo này còn như một tấm bình phong che chắn sóng gió, được xem như vị thần trấn giữ Biển Đông.Nhất Tự Sơn nằm cách đất liền khoảng 300m, diện tích xấp xỉ 6 ha, được nối với bờ bằng một doi cát.Khi thủy triều xuống bạn có thể lội nước hoặc đi bộ ra đảo trên con đường sâm sấp nước biển.Doi cát nối dài đảo Cái Chiên, Quảng Ninh
Đảo Cái Chiên thuộc vùng biển huyện Hải Hà, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tuy không nổi tiếng như Quan Lạn hay Cô Tô, nhưng đảo này lại thu hút với vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết, thích hợp với những người đang tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng trong lành.Điều đặc biệt ở Cái Chiên là có một đảo nhỏ, khi nước lên sẽ biệt lập như thế này.Nhưng khi nước rút, nhô ra bãi cát thì bạn có thể di chuyển khá dễ dàng lên đảo đó giống như ở đảo Điệp Sơn hay Hòn Bà. Phát hiện mới ở đảo Cái Chiên khiến cho những tín đồ ưa xê dịch thấy cực kỳ phấn khích và mong muốn một lần được trải nghiệm cảm giác tuyệt vời trên "hòn đảo sống ảo" này.
700m đường giữa vịnh Vân Phong
Điệp Sơn là một dải 3 đảo nhỏ, trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Hòn đảo này nổi tiếng với con đường đi giữa biển dài gần 700m, nối liền đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn.
Mỗi khi thủy triều xuống, con đường đất giữa biển Việt Nam uốn lượn, rộng khoảng 1m lại hiện lên.
Lúc này bạn có thể tận hưởng cảm giác đi giữa biển, thỏa sức tạo dáng chụp ảnh hay ngắm nhìn đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội.
Đường đá lộ thiên ngày Rằm giữa biển Vũng Tàu
Hòn Bà là một đảo nhỏ, tọa lạc ở Bãi Sau, Vũng Tàu. Nơi này được biết đến là một đảo đẹp, trên đảo có Miếu Bà, địa chỉ tâm linh để thờ bái, ngưỡng vọng từ nhiều năm nay.
Bình thường, Hòn Bà biệt lập giữa biển. Chỉ đến ngày 14 và 15 Âm lịch hàng tháng, thủy triều rút sâu xuống, để lộ ra con đường đá gập ghềnh.
Men theo con đường nhỏ, du khách có thể tản bộ đến Hòn Bà giữa bốn bề biển cả.
Lội nước ra đảo Nhất Tự Sơn (Phú Yên)
Nhất Tự Sơn là hòn đảo nằm trong Vịnh Xuân Đài, thuộc thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đảo được đặt tên là Nhất Tự Sơn vì hình dáng giống chữ nhất trong Hán tự. Nằm ở vị trí đặc biệt, đảo này còn như một tấm bình phong che chắn sóng gió, được xem như vị thần trấn giữ Biển Đông.
Nhất Tự Sơn nằm cách đất liền khoảng 300m, diện tích xấp xỉ 6 ha, được nối với bờ bằng một doi cát.
Khi thủy triều xuống bạn có thể lội nước hoặc đi bộ ra đảo trên con đường sâm sấp nước biển.
Doi cát nối dài đảo Cái Chiên, Quảng Ninh
Đảo Cái Chiên thuộc vùng biển huyện Hải Hà, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tuy không nổi tiếng như Quan Lạn hay Cô Tô, nhưng đảo này lại thu hút với vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết, thích hợp với những người đang tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng trong lành.
Điều đặc biệt ở Cái Chiên là có một đảo nhỏ, khi nước lên sẽ biệt lập như thế này.
Nhưng khi nước rút, nhô ra bãi cát thì bạn có thể di chuyển khá dễ dàng lên đảo đó giống như ở đảo Điệp Sơn hay Hòn Bà. Phát hiện mới ở đảo Cái Chiên khiến cho những tín đồ ưa xê dịch thấy cực kỳ phấn khích và mong muốn một lần được trải nghiệm cảm giác tuyệt vời trên "hòn đảo sống ảo" này.