Mạng xã hội phát triển, thói quen lướt và đọc tin tức trên Facebook của mọi người cũng ngày một phổ biến hơn. Đó chính là một trong những điều kiện để một số thành phần, cá nhân thực hiện các hành vi lợi dụng, câu like, lượt theo dõi để phục vụ mục đích riêng. Trường hợp đoạn clip trà đá nước rửa chân được tung lên mạng trong ngày 12/7, khiến dân mạng trong nước và quốc tế xôn xao, sau đó bị phanh phui là sản phẩm dàn dựng cũng phần nào cho thấy rõ hơn hậu quả của hành động "câu like tàn nhẫn".Đoạn clip với hình ảnh một cô gái trẻ dùng nước rửa chân pha trà đá cho khách uống không chỉ gây bức xúc cho dân mạng trong nước mà còn trực tiếp khiến cộng đồng mạng, cư dân mạng quốc tế hiểu nhầm, có những đánh giá sai lệch về hình ảnh, con người Việt Nam. Clip được A.D.A - một chủ tiệm làm tóc nổi tiếng lắm chiêu trò ở Hà Nội dàn dựng và tung lên mạng chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã thu về hàng chục nghìn lượt xem, lượt chia sẻ, thu lợi về cho cá nhân nhưng lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc của người chủ thực sự của quán trà đá trong clip.Sau khi bị cư dân mạng phanh phui việc dàn dựng clip sai sự thật, A.D.A đã bị triệu tập lên công an để làm rõ những hành vi của mình. Chiều 24/7, theo thông tin chính thức từ cơ quan chức năng A.Đ.A. bị phạt 7,5 triệu đồng vì đã thông tin sai sự thật, bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác. Thông tin này nhanh chóng được lan truyền, nó giải tỏa phần nào sự bức xúc của bộ phận lớn dân mạng trước những gì A.Đ.A đã gây ra. Tuy nhiên, theo ý kiến, quan điểm của nhiều bạn trẻ theo dõi sự việc, mức phạt này còn là quá nhẹ.Cô Phạm Thị Lại (ảnh), chủ nhân quán trà đá bị A.D.A "mượn" để làm clip câu like, dựng lên cảnh bán trà đá bằng nước rửa chân đã phải chịu khá nhiều thiệt hại sau sự việc vừa qua. Theo chia sẻ của cô Lại, ban đầu cô hoàn toàn không biết mục đích phía của A.D.A và nhân viên tiệm làm tóc gần nơi cô mở quán trà đá. Họ đến sử dụng đồ dùng của quán, sử dụng nước theo ý mình rồi bỏ đi, trả cho cô 20 nghìn đồng.Sau khi clip trà đá nước rửa chân được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, cô Lại bị nhiều người hiểu nhầm là người rót nước trong đoạn clip. Quán của cô Lại sau đó cũng bị xử lý, yêu cầu ngừng bán hàng vì lỗi lẫn chiếm vỉa hè. Nguồn thu nhập chính của gia đình cô Lại bất ngờ bị chặn đứng trong khi bản thân cô Lại vẫn chưa hiểu hết được những gì đã xảy ra.Chính những điều trên đã khiến nhiều dân mạng càng thêm bất bình và cho rằng mức xử phạt dành cho A.D.A là quá nhẹ. Thành viên Ngọc Anh Phạm bình luận trên diễn đàn Vitalk: "Làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của một con người. Dựng chuyện láo lếu, vùi dập công ăn việc làm của người khác sau đó chỉ bị phạt 7,5 triệu... Liệu có quá nhẹ hay không. Trong khi những người like, share trên mạng kia hoàn toàn có thể sinh lợi nhuận lớn hơn nhiều số tiền đó!".Đồng quan điểm với Ngọc Anh, bạn Tùng Nguyễn - sinh viên năm 3 Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: "A.D.A đã may mắn vì chỉ phải chịu mức phạt khá nhẹ. Còn nhớ khi bị dân mạng bóc mẽ thủ đoạn câu like, A.D.A còn lớn tiếng đáp trả, viết một bài 'văn giả nhân giả nghĩa', bịa ra chuyện giúp đỡ cô bán trà đá để dắt mũi dân mạng. Giúp đỡ gì chứ, A.D.A đã làm hại cô Lại, làm hại cả gia đình cô bán trà đá rồi! Phạt như vậy là quá nhẹ!".Ý kiến của dân mạng là vậy, nhưng khi chiếu theo các quy định và luật lệ hiện tại, mức phạt dành cho A.D.A là chuẩn khung. Ngoài ra, trước khi bị xử phạt 7,5 triệu đồng, A.D.A đã đến nhà cô Phạm Thị Lại để xin lỗi, bồi thường số tiền 15 triệu đồng. Vì vậy, ngoài những ý kiến bức xúc thì cũng có người cho rằng việc xử phạt như vậy là đủ sức răn đe rồi, mặc dù hậu quả lớn, nhưng hành động và mục đích ban đầu của chủ salon tóc không hẳn là quá xấu xa.
Mạng xã hội phát triển, thói quen lướt và đọc tin tức trên Facebook của mọi người cũng ngày một phổ biến hơn. Đó chính là một trong những điều kiện để một số thành phần, cá nhân thực hiện các hành vi lợi dụng, câu like, lượt theo dõi để phục vụ mục đích riêng. Trường hợp đoạn clip trà đá nước rửa chân được tung lên mạng trong ngày 12/7, khiến dân mạng trong nước và quốc tế xôn xao, sau đó bị phanh phui là sản phẩm dàn dựng cũng phần nào cho thấy rõ hơn hậu quả của hành động "câu like tàn nhẫn".
Đoạn clip với hình ảnh một cô gái trẻ dùng nước rửa chân pha trà đá cho khách uống không chỉ gây bức xúc cho dân mạng trong nước mà còn trực tiếp khiến cộng đồng mạng, cư dân mạng quốc tế hiểu nhầm, có những đánh giá sai lệch về hình ảnh, con người Việt Nam. Clip được A.D.A - một chủ tiệm làm tóc nổi tiếng lắm chiêu trò ở Hà Nội dàn dựng và tung lên mạng chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã thu về hàng chục nghìn lượt xem, lượt chia sẻ, thu lợi về cho cá nhân nhưng lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc của người chủ thực sự của quán trà đá trong clip.
Sau khi bị cư dân mạng phanh phui việc dàn dựng clip sai sự thật, A.D.A đã bị triệu tập lên công an để làm rõ những hành vi của mình. Chiều 24/7, theo thông tin chính thức từ cơ quan chức năng A.Đ.A. bị phạt 7,5 triệu đồng vì đã thông tin sai sự thật, bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác. Thông tin này nhanh chóng được lan truyền, nó giải tỏa phần nào sự bức xúc của bộ phận lớn dân mạng trước những gì A.Đ.A đã gây ra. Tuy nhiên, theo ý kiến, quan điểm của nhiều bạn trẻ theo dõi sự việc, mức phạt này còn là quá nhẹ.
Cô Phạm Thị Lại (ảnh), chủ nhân quán trà đá bị A.D.A "mượn" để làm clip câu like, dựng lên cảnh bán trà đá bằng nước rửa chân đã phải chịu khá nhiều thiệt hại sau sự việc vừa qua. Theo chia sẻ của cô Lại, ban đầu cô hoàn toàn không biết mục đích phía của A.D.A và nhân viên tiệm làm tóc gần nơi cô mở quán trà đá. Họ đến sử dụng đồ dùng của quán, sử dụng nước theo ý mình rồi bỏ đi, trả cho cô 20 nghìn đồng.
Sau khi clip trà đá nước rửa chân được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, cô Lại bị nhiều người hiểu nhầm là người rót nước trong đoạn clip. Quán của cô Lại sau đó cũng bị xử lý, yêu cầu ngừng bán hàng vì lỗi lẫn chiếm vỉa hè. Nguồn thu nhập chính của gia đình cô Lại bất ngờ bị chặn đứng trong khi bản thân cô Lại vẫn chưa hiểu hết được những gì đã xảy ra.
Chính những điều trên đã khiến nhiều dân mạng càng thêm bất bình và cho rằng mức xử phạt dành cho A.D.A là quá nhẹ. Thành viên Ngọc Anh Phạm bình luận trên diễn đàn Vitalk: "Làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của một con người. Dựng chuyện láo lếu, vùi dập công ăn việc làm của người khác sau đó chỉ bị phạt 7,5 triệu... Liệu có quá nhẹ hay không. Trong khi những người like, share trên mạng kia hoàn toàn có thể sinh lợi nhuận lớn hơn nhiều số tiền đó!".
Đồng quan điểm với Ngọc Anh, bạn Tùng Nguyễn - sinh viên năm 3 Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: "A.D.A đã may mắn vì chỉ phải chịu mức phạt khá nhẹ. Còn nhớ khi bị dân mạng bóc mẽ thủ đoạn câu like, A.D.A còn lớn tiếng đáp trả, viết một bài 'văn giả nhân giả nghĩa', bịa ra chuyện giúp đỡ cô bán trà đá để dắt mũi dân mạng. Giúp đỡ gì chứ, A.D.A đã làm hại cô Lại, làm hại cả gia đình cô bán trà đá rồi! Phạt như vậy là quá nhẹ!".
Ý kiến của dân mạng là vậy, nhưng khi chiếu theo các quy định và luật lệ hiện tại, mức phạt dành cho A.D.A là chuẩn khung. Ngoài ra, trước khi bị xử phạt 7,5 triệu đồng, A.D.A đã đến nhà cô Phạm Thị Lại để xin lỗi, bồi thường số tiền 15 triệu đồng. Vì vậy, ngoài những ý kiến bức xúc thì cũng có người cho rằng việc xử phạt như vậy là đủ sức răn đe rồi, mặc dù hậu quả lớn, nhưng hành động và mục đích ban đầu của chủ salon tóc không hẳn là quá xấu xa.