"Gao Kao" là cách gọi tên kỳ thi tốt nghiệp đại học quốc gia lớn nhất Trung Quốc. Kỳ thi này thường diễn ra trong 3 ngày từ mùng 7-9/6 hàng năm tại nước này. Đây là kỳ thi mang tính truyền thống, văn hóa nổi bật tại Trung Quốc và có ý nghĩa rất lớn với các học sinh, sĩ tử.
Theo Chinanews, ngay sau khi kết thúc kỳ thi Gao Kao, hôm 9/6 rất đông học sinh ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã đem hết sách vở, đồ dùng học tập bày bán ngay trên đường phố. Kết thúc kỳ thi đại học mang ý nghĩa quan trọng, các học sinh, sĩ tử như trút được một gánh nặng lớn. Họ quyết định đem hết sách vở của những năm học trước, sách vở ôn thi... lên vỉa hè và bán với giá rẻ. Đến mua những chồng sách vở cao ngất bày bán trên đường phố này là những người bán ve chai, đồng nát, người thu mua phế liệu. Dù bản thân không còn sử dụng đến số sách này nhưng việc các sĩ tử đem bán, vứt bỏ sách như thế này cũng khá phản cảm và tạo nhiều suy ngẫm. Nguồn tri thức dồi dào trong rất nhiều năm nay lại bị vứt bỏ không thương tiếc trên vỉa hè. Tại Trung Quốc không có hình thức nộp đơn xin học, tuyển thẳng, hay viết bài luận... để có thể học đại học như ở Mỹ, Anh. Nội dung các môn thi bao gồm một chuỗi các bài kiểm tra viết và năng lực của thí sinh được đánh giá. Do vậy, việc học ôn thi đại học của học sinh tại Trung Quốc cũng rất vất vả và áp lực với hàng đống sách vở, tài liệu.
"Gao Kao" là cách gọi tên kỳ thi tốt nghiệp đại học quốc gia lớn nhất Trung Quốc. Kỳ thi này thường diễn ra trong 3 ngày từ mùng 7-9/6 hàng năm tại nước này. Đây là kỳ thi mang tính truyền thống, văn hóa nổi bật tại Trung Quốc và có ý nghĩa rất lớn với các học sinh, sĩ tử.
Theo Chinanews, ngay sau khi kết thúc kỳ thi Gao Kao, hôm 9/6 rất đông học sinh ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã đem hết sách vở, đồ dùng học tập bày bán ngay trên đường phố.
Kết thúc kỳ thi đại học mang ý nghĩa quan trọng, các học sinh, sĩ tử như trút được một gánh nặng lớn. Họ quyết định đem hết sách vở của những năm học trước, sách vở ôn thi... lên vỉa hè và bán với giá rẻ.
Đến mua những chồng sách vở cao ngất bày bán trên đường phố này là những người bán ve chai, đồng nát, người thu mua phế liệu.
Dù bản thân không còn sử dụng đến số sách này nhưng việc các sĩ tử đem bán, vứt bỏ sách như thế này cũng khá phản cảm và tạo nhiều suy ngẫm. Nguồn tri thức dồi dào trong rất nhiều năm nay lại bị vứt bỏ không thương tiếc trên vỉa hè.
Tại Trung Quốc không có hình thức nộp đơn xin học, tuyển thẳng, hay viết bài luận... để có thể học đại học như ở Mỹ, Anh. Nội dung các môn thi bao gồm một chuỗi các bài kiểm tra viết và năng lực của thí sinh được đánh giá. Do vậy, việc học ôn thi đại học của học sinh tại Trung Quốc cũng rất vất vả và áp lực với hàng đống sách vở, tài liệu.