Mùa tuyển sinh đại học 2012, nhiều thí sinh và phụ huynh trọ tại ký túc xá ĐH Sư phạm Hà Nội ấn tượng với cô gái quê Bắc Giang Nguyễn Thị Lệ Thu. Thoăn thoắt đôi nạng gỗ, nữ sinh này có đôi mắt rạng ngời và nụ cười tươi.Gia đình của nữ sinh cụt chân Lệ Thu thuộc diện nghèo suốt 10 năm tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Sau một tai nạn không có tiền chữa, Thu bị cắt bỏ một chân, cả cuộc đời gắn liền đôi nạng.Lệ Thu có cố gắng trong học tập mặc cho những ngày đầu mang chân giả bị bạn bè trêu chọc. Em quyết tâm hàng ngày đi bộ và tự tập cách đi xe đạp một chân để bố mẹ bớt lo lắng. Hiểu được khó khăn về kinh tế của gia đình, nữ sinh tự ôn bài, luyện thi đại học, giảm chi phí cho bố mẹ.Với hơn 1 triệu đồng dành cho 2 bố con trong mấy ngày xét tuyển đại học ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Lượng (bố Thu) hầu như chỉ ăn bánh mì uống trà đá, dành tiền chi phí cho con. Chiều theo tính hiếu học của con gái nhưng ông cũng lo với thu nhập bấp bênh của nghề thợ xây. "Nhỡ con đỗ đại học thì lấy tiền đâu chi phí", ông tự nhủ.Sau những nỗ lực vượt qua khó khăn, Lệ Thu đạt kết quả khá cao trong kỳ xét tuyển và là sinh viên khoa Kế toán, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Tiền học phí và chi phí sinh hoạt thực sự là vấn đề với nữ sinh khi mẹ làm nông và bố là thợ xây ở quê.Để giảm chi phí, Thu thuê một căn phòng nhỏ gần trường, ở cùng các bạn, vừa đỡ tiền đi lại vừa thuận tiện cho học tập.Trở ngại trong sinh hoạt cá nhân và điều kiện kinh tế thiếu thốn không ảnh hưởng kết quả học tập của em. “Thu là tấm gương sáng, 'đóa hoa' đẹp nhất của UNETI 2016”, cô giáo Nguyễn Phượng - giảng viên Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhận xét.Bước sang năm thứ hai đại học, Thu tranh thủ đi làm thêm, tự trang trải chi phí sinh hoạt và sắm thêm thiết bị học tập.Thời gian này là năm cuối, Thu vừa tranh thủ làm luận văn tốt nghiệp vừa làm marketing online, tối đến làm gia sư.Chị Lưu Thanh Hòa - phụ huynh bé Nguyễn Quỳnh Anh - nhận xét: "Thu chăm ngoan và chịu khó, đặc biệt lúc nào cũng cười tươi, chẳng thấy buồn bao giờ. Cũng nhờ có sự kèm cặp của cháu mà con gái tôi học ổn và phần nào học được tính cách của Thu”.“Em không lành lặn, nhưng sự tự tin của em thì khác. Chỉ cần mình cố gắng hết sức. Em mong khi ra trường tìm được công việc phù hợp phụ giúp gia đình", nữ sinh chia sẻ.
Mùa tuyển sinh đại học 2012, nhiều thí sinh và phụ huynh trọ tại ký túc xá ĐH Sư phạm Hà Nội ấn tượng với cô gái quê Bắc Giang Nguyễn Thị Lệ Thu. Thoăn thoắt đôi nạng gỗ, nữ sinh này có đôi mắt rạng ngời và nụ cười tươi.
Gia đình của nữ sinh cụt chân Lệ Thu thuộc diện nghèo suốt 10 năm tại Hiệp Hòa (Bắc Giang). Sau một tai nạn không có tiền chữa, Thu bị cắt bỏ một chân, cả cuộc đời gắn liền đôi nạng.
Lệ Thu có cố gắng trong học tập mặc cho những ngày đầu mang chân giả bị bạn bè trêu chọc. Em quyết tâm hàng ngày đi bộ và tự tập cách đi xe đạp một chân để bố mẹ bớt lo lắng. Hiểu được khó khăn về kinh tế của gia đình, nữ sinh tự ôn bài, luyện thi đại học, giảm chi phí cho bố mẹ.
Với hơn 1 triệu đồng dành cho 2 bố con trong mấy ngày xét tuyển đại học ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Lượng (bố Thu) hầu như chỉ ăn bánh mì uống trà đá, dành tiền chi phí cho con. Chiều theo tính hiếu học của con gái nhưng ông cũng lo với thu nhập bấp bênh của nghề thợ xây. "Nhỡ con đỗ đại học thì lấy tiền đâu chi phí", ông tự nhủ.
Sau những nỗ lực vượt qua khó khăn, Lệ Thu đạt kết quả khá cao trong kỳ xét tuyển và là sinh viên khoa Kế toán, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Tiền học phí và chi phí sinh hoạt thực sự là vấn đề với nữ sinh khi mẹ làm nông và bố là thợ xây ở quê.
Để giảm chi phí, Thu thuê một căn phòng nhỏ gần trường, ở cùng các bạn, vừa đỡ tiền đi lại vừa thuận tiện cho học tập.
Trở ngại trong sinh hoạt cá nhân và điều kiện kinh tế thiếu thốn không ảnh hưởng kết quả học tập của em. “Thu là tấm gương sáng, 'đóa hoa' đẹp nhất của UNETI 2016”, cô giáo Nguyễn Phượng - giảng viên Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhận xét.
Bước sang năm thứ hai đại học, Thu tranh thủ đi làm thêm, tự trang trải chi phí sinh hoạt và sắm thêm thiết bị học tập.
Thời gian này là năm cuối, Thu vừa tranh thủ làm luận văn tốt nghiệp vừa làm marketing online, tối đến làm gia sư.
Chị Lưu Thanh Hòa - phụ huynh bé Nguyễn Quỳnh Anh - nhận xét: "Thu chăm ngoan và chịu khó, đặc biệt lúc nào cũng cười tươi, chẳng thấy buồn bao giờ. Cũng nhờ có sự kèm cặp của cháu mà con gái tôi học ổn và phần nào học được tính cách của Thu”.
“Em không lành lặn, nhưng sự tự tin của em thì khác. Chỉ cần mình cố gắng hết sức. Em mong khi ra trường tìm được công việc phù hợp phụ giúp gia đình", nữ sinh chia sẻ.