Đây là hoạt động nằm trong chiến dịch nâng cao lối sống văn minh do Ban truyền thông đối ngoại của Đoàn Thanh niên Học viện phát động. Lấy ý tưởng từ những câu chuyện tưởng chừng như rất nhỏ trong cuộc sống, Đạt đã vẽ lên bức tranh hài hước nêu ra các lý do bạn trẻ không nên lấy mũ bảo hiểm của người khác, trong đó có lý do làm chính bản thân mình day dứt lương tâm và dồn người khác vào con đường phạm tội. Nói về tác phẩm của mình, Đạt cho biết: Rất nhiều lần, em đã được chứng kiến ở các bãi đỗ xe, các bạn đã lấy mũ bảo hiểm không phải là của mình một cách tự nhiên, rồi có lúc còn biện minh cho những hành động đó, em nghĩ đây cũng là một vấn nạn cần được lên án. Điều đó có thể nhỏ thôi nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy. Và chùm tranh của em với điều mong muốn nhất là thay đổi nhận thức của một bộ phận người trong xã hội và đặc biệt là giới trẻ.Chùm tranh với đường nét sinh động về màu sắc và lời bình hóm hỉnh gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút nhiều người quan tâm. Đó cũng là mục tiêu chính khi Đạt vẽ những bức tranh để thông điệp đến gần mọi người hơn. Ước mơ đi theo con đường Mỹ thuật, nhưng Đức Đạt đã tạm gác lại khi bố mẹ định hướng học Quan hệ Quốc tế trong Học viện Báo chí. Và Đạt cũng tin rằng mình không hối hận khi được học trong môi trường này. Là cựu học sinh trường THPT Việt Đức, chuyên tâm vào học hành và không giữ chức vụ gì trong các hoạt động tập thể. Vào Đại học, Đạt lại được bạn bè yêu mến bởi sự năng động, sáng tạo và bầu làm lớp trưởng. Nói về lần đầu làm cán bộ lớp, Đạt nói: Em chưa làm lớp trưởng bao giờ, lại nhận "trọng trách" này khi bước chân vào môi trường năng động, em đã tự bảo bản thân mình phải cố gắng và làm tròn trách nhiệm của mình.Nhờ các hoạt động sôi nổi ấy, Đạt đã thấy được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống, thấy tiếc tuổi trẻ nếu cứ để nó đi qua vội vã mà không làm được gì, thấy niềm vui như mất đi một nửa khi chỉ sống đơn điệu, và lại thấy là sinh viên, là người trẻ cần phải cống hiến. Thuộc thành viên trong đội truyền thông của trường, chàng trai trẻ này luôn muốn tuyên truyền những nét văn hóa đẹp tới cộng đồng để xã hội thêm hoàn thiện từ những điều nhỏ nhất.
Đây là hoạt động nằm trong chiến dịch nâng cao lối sống văn minh do Ban truyền thông đối ngoại của Đoàn Thanh niên Học viện phát động.
Lấy ý tưởng từ những câu chuyện tưởng chừng như rất nhỏ trong cuộc sống, Đạt đã vẽ lên bức tranh hài hước nêu ra các lý do bạn trẻ không nên lấy mũ bảo hiểm của người khác, trong đó có lý do làm chính bản thân mình day dứt lương tâm và dồn người khác vào con đường phạm tội.
Nói về tác phẩm của mình, Đạt cho biết: Rất nhiều lần, em đã được chứng kiến ở các bãi đỗ xe, các bạn đã lấy mũ bảo hiểm không phải là của mình một cách tự nhiên, rồi có lúc còn biện minh cho những hành động đó, em nghĩ đây cũng là một vấn nạn cần được lên án. Điều đó có thể nhỏ thôi nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy. Và chùm tranh của em với điều mong muốn nhất là thay đổi nhận thức của một bộ phận người trong xã hội và đặc biệt là giới trẻ.
Chùm tranh với đường nét sinh động về màu sắc và lời bình hóm hỉnh gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút nhiều người quan tâm. Đó cũng là mục tiêu chính khi Đạt vẽ những bức tranh để thông điệp đến gần mọi người hơn.
Ước mơ đi theo con đường Mỹ thuật, nhưng Đức Đạt đã tạm gác lại khi bố mẹ định hướng học Quan hệ Quốc tế trong Học viện Báo chí. Và Đạt cũng tin rằng mình không hối hận khi được học trong môi trường này.
Là cựu học sinh trường THPT Việt Đức, chuyên tâm vào học hành và không giữ chức vụ gì trong các hoạt động tập thể. Vào Đại học, Đạt lại được bạn bè yêu mến bởi sự năng động, sáng tạo và bầu làm lớp trưởng. Nói về lần đầu làm cán bộ lớp, Đạt nói: Em chưa làm lớp trưởng bao giờ, lại nhận "trọng trách" này khi bước chân vào môi trường năng động, em đã tự bảo bản thân mình phải cố gắng và làm tròn trách nhiệm của mình.
Nhờ các hoạt động sôi nổi ấy, Đạt đã thấy được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống, thấy tiếc tuổi trẻ nếu cứ để nó đi qua vội vã mà không làm được gì, thấy niềm vui như mất đi một nửa khi chỉ sống đơn điệu, và lại thấy là sinh viên, là người trẻ cần phải cống hiến. Thuộc thành viên trong đội truyền thông của trường, chàng trai trẻ này luôn muốn tuyên truyền những nét văn hóa đẹp tới cộng đồng để xã hội thêm hoàn thiện từ những điều nhỏ nhất.