Mỗi dịp Rằm tháng 8, phố phường Hà Nội, các tỉnh thành lớn lại tràn ngập màu sắc của những món đồ trang trí, đồ chơi Trung thu. Cuộc sống hiện đại, nhiều đổi thay... trẻ em hiện nay được mua cho những món đồ chơi chạy pin, chạy điện, những món đồ do Trung Quốc sản xuất. Trung Thu trong trí nhớ của những bạn trẻ 8X và đầu 9X lại giản dị, đơn sơ hơn thế rất nhiều nhưng vẫn có hình ảnh những món đồ chơi "mãi không cũ" gắn liền với họ trong nhiều năm tháng tuổi thơ.Ngoài đèn ông sao thì đèn cù là một món đồ chơi đặc trưng và không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu. Chiếc đèn ngày nay vẫn còn xuất hiện rất nhiều trên phố, với dạng hình hoa 6 cánh được gắn lên một bệ xoay liền với gậy dài, bên dưới có một bánh xe nhỏ để các bé có thể đẩy đi. Chính giữa ngọn đèn có que sắt để cắm nến, ánh nến chiếu qua những tấm giấy màu tạo ra ánh sáng rực rỡ, lung linh rất bắt mắt."Phiên bản gốc" của món đồ chơi "huyền thoại" này lại được làm bằng những vỏ lon bia, ống bơ cũ mà có lẽ hình ảnh của nó chỉ còn trong ký ức của thế hệ 8X đổ về trước. Không có giấy màu, giấy bóng kính, những chiếc ống bơ vứt đi được tận dụng, cắt tỉa để tạo thành hoa văn đẹp mắt, dù đơn sơ nhưng vẫn làm "điên đảo" trẻ em của một thời nước nhà còn khó khăn.Một loại đèn chơi Trung thu khác từng rất phổ biến, quen thuộc với trẻ em trong quá khứ là đèn kéo quân. Khác với những loại đèn khác, đèn kéo quân trước đây được làm thủ công cầu kỳ, tỉ mỉ hơn. Loại đèn này có hình dáng và cách chơi rất thú vị, nhưng đáng tiếc là hiện nay không còn xuất hiện nhiều tại các khu chợ, con phố Trung thu ở Hà Nội hay Sài Gòn nữa. Thay vào kiểu đèn làm thủ công truyền thống, đèn kéo quân ngày nay được lắp thêm một vài thiết bị điện tử, nến, đèn dầu được thay bằng đèn điện chạy pin khiến nó mất đi phần nào sự dân dã.Một món đồ chơi Trung thu đến nay đã được xếp vào những món "hàng độc" khó kiếm chính là những chiếc tàu thủy làm bằng sắt, thiếc rực rỡ màu sắc. Vào khoảng những năm 90, đây là món đồ chơi khá phổ biến, có giá thành vừa phải và được rất nhiều trẻ em ở Hà Nội ưa chuộng mỗi dịp Trung thu. Những con tàu bằng sắt có lá cờ Việt Nam ở phía trước, phần thân có thể nâng lên để đặt nến hoặc bệ dầu đốt bên trong... hơi nóng được dẫn qua 2 ống nhỏ bên dưới gầm tàu tạo ra lực đẩy khiến nó di chuyển được trên mặt nước.Một hình ảnh vô cùng ấn tượng và đáng nhớ về Trung thu của tuổi thơ đó là cảnh các em nhỏ ngồi quanh những chậu, thau nước nhỏ, đặt con tàu sắt bên trong. Tiếng lá thép được đốt nóng bên trong thân tàu kêu "lách cách" có lẽ đã đi vào ký ức của rất nhiều bạn trẻ. Dù chỉ là một chậu nước nhỏ, một con tàu sắt đơn giản nhưng sao lại chứa đựng nhiều kỷ niệm, ký ức tuổi thơ tươi đẹp đến thế?Vài năm gần đây, chiếc tàu thủy làm bằng sắt này đã dần thưa thớt, không còn xuất hiện nhiều trong các con phố Trung thu ở Hà Nội nữa. Tuy vẫn có một số cửa hàng bán con tàu này, nhưng hiện chúng đã được làm theo cách công nghiệp hơn và do đã được xếp vào dòng "hàng độc" nên nó có giá thành rất đắt. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đôi chút đến tính truyền thống, sự mộc mạc, thân quen vốn có của món đồ chơi nổi tiếng này.Ngày nay có còn đứa trẻ nào chơi mặt nạ giấy bồi? Đây chính xác là những sản phẩm thủ công phổ biến, đẹp mắt và ấn tượng bậc nhất mỗi mùa Trung thu trong quá khứ. Giờ đây, mặt nạ giấy bồi tuy vẫn còn bán trên phố nhưng khá ế ẩm, với sự xuất hiện của mặt nạ bằng nhựa, mặt nạ cao su, với màu sắc, tạo hình sắc nét hơn rất nhiều. Những chiếc mặt nạ giấy bồi này hiện thường chỉ sử dụng để trang trí hoặc để làm kỷ niệm, bày biện trong các gian hàng truyền thông mà thôi.Trung thu ở Việt Nam không thể thiếu đi tiếng trống. Nhưng hình ảnh những gánh hàng bán trống con, trống nhỡ trên vỉa hè có lẽ đã lui vào trong quá khứ của khoảng gần 10 năm về trước. Ngày nay, mỗi khi nhìn thấy nhứng chiếc trống bé xinh, có tiếng kêu "toong toong", chắc chắn nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, đầu 9X đều cảm thấy bồi hồi, hay có chút tiếc nuối về quãng thời gian tuổi thơ tươi đẹp đã qua.
Mỗi dịp Rằm tháng 8, phố phường Hà Nội, các tỉnh thành lớn lại tràn ngập màu sắc của những món đồ trang trí, đồ chơi Trung thu. Cuộc sống hiện đại, nhiều đổi thay... trẻ em hiện nay được mua cho những món đồ chơi chạy pin, chạy điện, những món đồ do Trung Quốc sản xuất. Trung Thu trong trí nhớ của những bạn trẻ 8X và đầu 9X lại giản dị, đơn sơ hơn thế rất nhiều nhưng vẫn có hình ảnh những món đồ chơi "mãi không cũ" gắn liền với họ trong nhiều năm tháng tuổi thơ.
Ngoài đèn ông sao thì đèn cù là một món đồ chơi đặc trưng và không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu. Chiếc đèn ngày nay vẫn còn xuất hiện rất nhiều trên phố, với dạng hình hoa 6 cánh được gắn lên một bệ xoay liền với gậy dài, bên dưới có một bánh xe nhỏ để các bé có thể đẩy đi. Chính giữa ngọn đèn có que sắt để cắm nến, ánh nến chiếu qua những tấm giấy màu tạo ra ánh sáng rực rỡ, lung linh rất bắt mắt.
"Phiên bản gốc" của món đồ chơi "huyền thoại" này lại được làm bằng những vỏ lon bia, ống bơ cũ mà có lẽ hình ảnh của nó chỉ còn trong ký ức của thế hệ 8X đổ về trước. Không có giấy màu, giấy bóng kính, những chiếc ống bơ vứt đi được tận dụng, cắt tỉa để tạo thành hoa văn đẹp mắt, dù đơn sơ nhưng vẫn làm "điên đảo" trẻ em của một thời nước nhà còn khó khăn.
Một loại đèn chơi Trung thu khác từng rất phổ biến, quen thuộc với trẻ em trong quá khứ là đèn kéo quân. Khác với những loại đèn khác, đèn kéo quân trước đây được làm thủ công cầu kỳ, tỉ mỉ hơn. Loại đèn này có hình dáng và cách chơi rất thú vị, nhưng đáng tiếc là hiện nay không còn xuất hiện nhiều tại các khu chợ, con phố Trung thu ở Hà Nội hay Sài Gòn nữa. Thay vào kiểu đèn làm thủ công truyền thống, đèn kéo quân ngày nay được lắp thêm một vài thiết bị điện tử, nến, đèn dầu được thay bằng đèn điện chạy pin khiến nó mất đi phần nào sự dân dã.
Một món đồ chơi Trung thu đến nay đã được xếp vào những món "hàng độc" khó kiếm chính là những chiếc tàu thủy làm bằng sắt, thiếc rực rỡ màu sắc. Vào khoảng những năm 90, đây là món đồ chơi khá phổ biến, có giá thành vừa phải và được rất nhiều trẻ em ở Hà Nội ưa chuộng mỗi dịp Trung thu. Những con tàu bằng sắt có lá cờ Việt Nam ở phía trước, phần thân có thể nâng lên để đặt nến hoặc bệ dầu đốt bên trong... hơi nóng được dẫn qua 2 ống nhỏ bên dưới gầm tàu tạo ra lực đẩy khiến nó di chuyển được trên mặt nước.
Một hình ảnh vô cùng ấn tượng và đáng nhớ về Trung thu của tuổi thơ đó là cảnh các em nhỏ ngồi quanh những chậu, thau nước nhỏ, đặt con tàu sắt bên trong. Tiếng lá thép được đốt nóng bên trong thân tàu kêu "lách cách" có lẽ đã đi vào ký ức của rất nhiều bạn trẻ. Dù chỉ là một chậu nước nhỏ, một con tàu sắt đơn giản nhưng sao lại chứa đựng nhiều kỷ niệm, ký ức tuổi thơ tươi đẹp đến thế?
Vài năm gần đây, chiếc tàu thủy làm bằng sắt này đã dần thưa thớt, không còn xuất hiện nhiều trong các con phố Trung thu ở Hà Nội nữa. Tuy vẫn có một số cửa hàng bán con tàu này, nhưng hiện chúng đã được làm theo cách công nghiệp hơn và do đã được xếp vào dòng "hàng độc" nên nó có giá thành rất đắt. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đôi chút đến tính truyền thống, sự mộc mạc, thân quen vốn có của món đồ chơi nổi tiếng này.
Ngày nay có còn đứa trẻ nào chơi mặt nạ giấy bồi? Đây chính xác là những sản phẩm thủ công phổ biến, đẹp mắt và ấn tượng bậc nhất mỗi mùa Trung thu trong quá khứ. Giờ đây, mặt nạ giấy bồi tuy vẫn còn bán trên phố nhưng khá ế ẩm, với sự xuất hiện của mặt nạ bằng nhựa, mặt nạ cao su, với màu sắc, tạo hình sắc nét hơn rất nhiều. Những chiếc mặt nạ giấy bồi này hiện thường chỉ sử dụng để trang trí hoặc để làm kỷ niệm, bày biện trong các gian hàng truyền thông mà thôi.
Trung thu ở Việt Nam không thể thiếu đi tiếng trống. Nhưng hình ảnh những gánh hàng bán trống con, trống nhỡ trên vỉa hè có lẽ đã lui vào trong quá khứ của khoảng gần 10 năm về trước. Ngày nay, mỗi khi nhìn thấy nhứng chiếc trống bé xinh, có tiếng kêu "toong toong", chắc chắn nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, đầu 9X đều cảm thấy bồi hồi, hay có chút tiếc nuối về quãng thời gian tuổi thơ tươi đẹp đã qua.