Tiền đạo Nguyễn Thị Hòa là một trong những cầu thủ có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất tuyển Việt Nam. Năm ngoái mẹ của Hòa bị tai nạn phải cắt bỏ hai chân, bố cô là thương binh 4/4 mắc bệnh teo cơ. Ngoài thời gian tham gia tuyển bóng đá, Nguyễn Thị Hòa phải hành nghề bán than, trông xe để kiếm thêm thu nhập. Biến cố trong gia đình đã khiến hậu vệ đội trưởng Nguyễn Thị Nga từng phải giã từ sân cỏ. Gia đình neo người, khi mẹ đẻ ốm nặng, Nguyễn Thị Nga phải rời xa sân cỏ 2 năm, để lại chiếc băng đội trưởng để về săn sóc mẹ. Hiện tại, mỗi khi lên tuyển, chị Nga lại phải gửi cậu con trai cho ông bà nội chăm sóc. Xa nhà, nhớ con, không ít lần Nguyễn Thị Nga phải khóc thầm lặng lẽ. Mẹ mất vì bệnh ung thư cách đây 1 năm nhưng Nguyễn Thị Liễu chỉ về chịu tang được đúng 3 ngày. Sau đó cô ngay lập tức phải tập trung cùng đồng đội chuẩn bị cho giải Asian Cup 2014. Ước mơ của tiền đạo Minh Nguyệt là được trở về làm giáo viên thể chất để được ở gần chăm sóc mẹ già. Bố Minh Nguyệt mất cách đây vài năm, cô gạt nước mắt sống tiếp cùng mẹ và anh trai và luôn thi đấu hết mình trong màu áo tuyển Việt Nam. Hậu vệ 19 tuổi Chương Thị Kiều vẫn dành những đồng lương ít ỏi hàng tháng của mình để gửi về phụ giúp bố mẹ già, gia đình nghèo. Gia đình cô có 3 anh chị em, 2 người lớn đều đã lập gia đình và hiện tại bố mẹ cô cũng không thể lao động được nữa. Dù khó khăn, vất vả nhưng các cô gái vàng vẫn luôn nuôi trong mình những ước mơ nhỏ nhoi, bình dị. Cầu thủ Lê Thị Thương muốn sau khi giải nghệ sẽ tìm được công việc gần nhà để dễ bề chăm sóc bố mẹ già. Cô có ý định tiết kiệm tiền làm vốn, về sau kinh doanh nhỏ để kiếm kế sinh nhai. Tiền vệ trung tâm Kim Hồng thì ngoài nghiệp bóng đá, chị còn học thêm nghề trang điểm. Đây được coi là nghề nghiệp "chống cháy", giúp cô gái trẻ sau ngày giải nghệ sẽ có cách kiếm ra đồng tiền chân chính.
Tiền đạo Nguyễn Thị Hòa là một trong những cầu thủ có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất tuyển Việt Nam. Năm ngoái mẹ của Hòa bị tai nạn phải cắt bỏ hai chân, bố cô là thương binh 4/4 mắc bệnh teo cơ. Ngoài thời gian tham gia tuyển bóng đá, Nguyễn Thị Hòa phải hành nghề bán than, trông xe để kiếm thêm thu nhập.
Biến cố trong gia đình đã khiến hậu vệ đội trưởng Nguyễn Thị Nga từng phải giã từ sân cỏ. Gia đình neo người, khi mẹ đẻ ốm nặng, Nguyễn Thị Nga phải rời xa sân cỏ 2 năm, để lại chiếc băng đội trưởng để về săn sóc mẹ. Hiện tại, mỗi khi lên tuyển, chị Nga lại phải gửi cậu con trai cho ông bà nội chăm sóc. Xa nhà, nhớ con, không ít lần Nguyễn Thị Nga phải khóc thầm lặng lẽ.
Mẹ mất vì bệnh ung thư cách đây 1 năm nhưng Nguyễn Thị Liễu chỉ về chịu tang được đúng 3 ngày. Sau đó cô ngay lập tức phải tập trung cùng đồng đội chuẩn bị cho giải Asian Cup 2014.
Ước mơ của tiền đạo Minh Nguyệt là được trở về làm giáo viên thể chất để được ở gần chăm sóc mẹ già. Bố Minh Nguyệt mất cách đây vài năm, cô gạt nước mắt sống tiếp cùng mẹ và anh trai và luôn thi đấu hết mình trong màu áo tuyển Việt Nam.
Hậu vệ 19 tuổi Chương Thị Kiều vẫn dành những đồng lương ít ỏi hàng tháng của mình để gửi về phụ giúp bố mẹ già, gia đình nghèo. Gia đình cô có 3 anh chị em, 2 người lớn đều đã lập gia đình và hiện tại bố mẹ cô cũng không thể lao động được nữa.
Dù khó khăn, vất vả nhưng các cô gái vàng vẫn luôn nuôi trong mình những ước mơ nhỏ nhoi, bình dị. Cầu thủ Lê Thị Thương muốn sau khi giải nghệ sẽ tìm được công việc gần nhà để dễ bề chăm sóc bố mẹ già. Cô có ý định tiết kiệm tiền làm vốn, về sau kinh doanh nhỏ để kiếm kế sinh nhai.
Tiền vệ trung tâm Kim Hồng thì ngoài nghiệp bóng đá, chị còn học thêm nghề trang điểm. Đây được coi là nghề nghiệp "chống cháy", giúp cô gái trẻ sau ngày giải nghệ sẽ có cách kiếm ra đồng tiền chân chính.