Bé Phương Anh (hay gọi là bé Lỳ) ngụ phường An Phú (quận 2, TP HCM). Cô bé có gương mặt dễ thương này hiện học tại trường mầm non Vân Anh (quận Phú Nhuận), nói chưa rành mạch nhưng đã bộc lộ khả năng trượt patin rất tốt khi mới lần đầu thử tập.
Hàng ngày, Phương Anh và nhiều bé cùng lứa lẫn lớn tuổi hơn được huấn luyện viên chỉ dạy và tập luyện môn thể thao này trong khuôn viên của một khu chung cư thuộc phường An Phú, quận 2.
Patin là một môn thể thao đường phố, với nhiều động tác trượt, nhảy đẹp mắt giúp người chơi trở nên nhanh nhẹn, dẻo dai và tự tin, lại phù hợp với mọi lứa tuổi và phổ biến trên khắp thế giới. Môn thể thao này được du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây, được giới trẻ ưa thích, hâm mộ và đang trở nên thịnh hành thu hút nhiều người tham gia tập luyện và chơi. Dụng cụ để chơi môn thể thao này là đôi giày có bánh trượt và bộ bảo vệ chấn thương khi tập luyện và biểu diễn.
Tuy nhiên, việc tập luyện môn thể thao này cũng không hề dễ, đòi hỏi người mới bắt đầu chơi phải có chút kỹ năng và đam mê. Trong quá trình tập luyện và biểu diễn cũng rất dễ gặp những chấn thương nếu thực hiện sai kỹ thuật mặc dù có đồ bảo vệ.
Mới 3 tuổi nhưng Phương Anh có thể làm được nhiều động tác khó, mạo hiểm khá thuần thục và điêu luyện. Nhiều động tác đòi hỏi kỹ thuật cao, dẻo dai, có độ lì như trượt, nhảy từ trên bục đá trơn; nhảy, lên xuống bậc thang chung cư; lên và nhảy máng trượt, đổ dốc đều không thể làm khó bé.
Anh Nguyễn Phúc Thịnh, người dạy cho bé Lỳ gần 4 tháng qua cho biết: "Tuy còn rất nhỏ tuổi nhưng lại có cá tính, ngày đầu tiên theo học môn này bé khóc lóc dữ lắm, nhưng đến ngày thứ hai thì lại khác hẳn, bé đam mê luôn, rất có tố chất".
Anh Thịnh chia sẻ thêm, việc có sẵn tố chất lại được mẹ của bé rất ủng hộ phương pháp dạy cùng sự cố gắng của bản thân bé nên anh rất tận tâm, mạnh dạn hướng dẫn. Trong ảnh: Phương Anh thực hiện động tác khó khi lên máng trượt và nhảy xuống mặt đất rất thuần thục.
T
ại khu chung cư các học viên đang được luyện tập môn thể thao này, có nhiều địa hình phù hợp được anh Thịnh lựa chọn và hướng dẫn các học viên của mình luyện tập như bậc thang, hành lang, bục ghế ngồi, những chỗ có độ dốc... để tập luyện những động tác từ cơ bản đến khó của patin. Trong ảnh: Bé Lỳ tự tin thực hiện một động tác ở cấp độ khó hơn khi nhảy từ bậc thứ 4 của bậc thang lên xuống chung cư khiến nhiều người lớn thán phục khi xem.
Chị Phan Thị Thanh Thủy, mẹ của Phương Anh cho biết, những lúc ở nhà bé thường tự xếp những cái cốc ra sàn nhà và tập trượt patin quanh chúng. “Theo dõi con tập luyện những lúc tập các động tác khó, tôi không đỡ mà để bé tự đứng dậy, tập thói quen không dựa dẫm và tự đương đầu với khó khăn", chị Thủy nói. Những lúc như vậy bé thường không khóc như các em nhỏ khác, vì thế mà cái biệt danh Ly dần chuyển sang thành bé Lỳ.
Trong nhà không chỉ mỗi Phương Anh mà còn có anh trai (11 tuổi) và chị gái (8 tuổi) của bé đều chơi patin. Cả 3 đều chơi rất tốt dù mới học được vài tháng nay.
Nói về kế hoạch đào tạo bé Lỳ trong thời gian tới, anh Thịnh cho biết, cố gắng giảng dạy cho bé thêm nhiều động tác khó hơn để có thể phát huy khả năng của mình.
"
Mong tương lai không xa, với sự cố gắng, niềm đam mê và điều kiện tập luyện tốt, Phương Anh có thể trở thành một trong những tài năng của bộ môn patin Việt Nam và đủ đẳng cấp để thi thố với quốc tế", anh Thịnh chia sẻ.
Bé Phương Anh (hay gọi là bé Lỳ) ngụ phường An Phú (quận 2, TP HCM). Cô bé có gương mặt dễ thương này hiện học tại trường mầm non Vân Anh (quận Phú Nhuận), nói chưa rành mạch nhưng đã bộc lộ khả năng trượt patin rất tốt khi mới lần đầu thử tập.
Hàng ngày, Phương Anh và nhiều bé cùng lứa lẫn lớn tuổi hơn được huấn luyện viên chỉ dạy và tập luyện môn thể thao này trong khuôn viên của một khu chung cư thuộc phường An Phú, quận 2.
Patin là một môn thể thao đường phố, với nhiều động tác trượt, nhảy đẹp mắt giúp người chơi trở nên nhanh nhẹn, dẻo dai và tự tin, lại phù hợp với mọi lứa tuổi và phổ biến trên khắp thế giới. Môn thể thao này được du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây, được giới trẻ ưa thích, hâm mộ và đang trở nên thịnh hành thu hút nhiều người tham gia tập luyện và chơi. Dụng cụ để chơi môn thể thao này là đôi giày có bánh trượt và bộ bảo vệ chấn thương khi tập luyện và biểu diễn.
Tuy nhiên, việc tập luyện môn thể thao này cũng không hề dễ, đòi hỏi người mới bắt đầu chơi phải có chút kỹ năng và đam mê. Trong quá trình tập luyện và biểu diễn cũng rất dễ gặp những chấn thương nếu thực hiện sai kỹ thuật mặc dù có đồ bảo vệ.
Mới 3 tuổi nhưng Phương Anh có thể làm được nhiều động tác khó, mạo hiểm khá thuần thục và điêu luyện. Nhiều động tác đòi hỏi kỹ thuật cao, dẻo dai, có độ lì như trượt, nhảy từ trên bục đá trơn; nhảy, lên xuống bậc thang chung cư; lên và nhảy máng trượt, đổ dốc đều không thể làm khó bé.
Anh Nguyễn Phúc Thịnh, người dạy cho bé Lỳ gần 4 tháng qua cho biết: "Tuy còn rất nhỏ tuổi nhưng lại có cá tính, ngày đầu tiên theo học môn này bé khóc lóc dữ lắm, nhưng đến ngày thứ hai thì lại khác hẳn, bé đam mê luôn, rất có tố chất".
Anh Thịnh chia sẻ thêm, việc có sẵn tố chất lại được mẹ của bé rất ủng hộ phương pháp dạy cùng sự cố gắng của bản thân bé nên anh rất tận tâm, mạnh dạn hướng dẫn. Trong ảnh: Phương Anh thực hiện động tác khó khi lên máng trượt và nhảy xuống mặt đất rất thuần thục.
T
ại khu chung cư các học viên đang được luyện tập môn thể thao này, có nhiều địa hình phù hợp được anh Thịnh lựa chọn và hướng dẫn các học viên của mình luyện tập như bậc thang, hành lang, bục ghế ngồi, những chỗ có độ dốc... để tập luyện những động tác từ cơ bản đến khó của patin. Trong ảnh: Bé Lỳ tự tin thực hiện một động tác ở cấp độ khó hơn khi nhảy từ bậc thứ 4 của bậc thang lên xuống chung cư khiến nhiều người lớn thán phục khi xem.
Chị Phan Thị Thanh Thủy, mẹ của Phương Anh cho biết, những lúc ở nhà bé thường tự xếp những cái cốc ra sàn nhà và tập trượt patin quanh chúng. “Theo dõi con tập luyện những lúc tập các động tác khó, tôi không đỡ mà để bé tự đứng dậy, tập thói quen không dựa dẫm và tự đương đầu với khó khăn", chị Thủy nói. Những lúc như vậy bé thường không khóc như các em nhỏ khác, vì thế mà cái biệt danh Ly dần chuyển sang thành bé Lỳ.
Trong nhà không chỉ mỗi Phương Anh mà còn có anh trai (11 tuổi) và chị gái (8 tuổi) của bé đều chơi patin. Cả 3 đều chơi rất tốt dù mới học được vài tháng nay.
Nói về kế hoạch đào tạo bé Lỳ trong thời gian tới, anh Thịnh cho biết, cố gắng giảng dạy cho bé thêm nhiều động tác khó hơn để có thể phát huy khả năng của mình.
"
Mong tương lai không xa, với sự cố gắng, niềm đam mê và điều kiện tập luyện tốt, Phương Anh có thể trở thành một trong những tài năng của bộ môn patin Việt Nam và đủ đẳng cấp để thi thố với quốc tế", anh Thịnh chia sẻ.