Với những người yêu thích leo núi hay đi phượt mạo hiểm thì đỉnh Fansipan, cao 3143m từ lâu đã là một địa điểm đầy sức hút. Có nhiều con đường để chinh phục "nóc nhà Đông Dương" với những độ khó khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn của người leo núi. Sau cái chết của một phượt thủ người Anh ở Fansipan mới đây khi chọn đường đi lên đỉnh núi bằng con đường khó nhất thì những "điểm đen", những khu vực đặc biệt nguy hiểm trên đường leo Fansipan đã được những phượt thủ có kinh nghiệm tổng hợp lại và chia sẻ, lưu ý với tất cả mọi người. Ảnh trong bài: Dulichgo/Thoibao/Nguoidulich.info.Được biết, phượt thủ người Anh tên Aiden Shaw Webb đã chọn cách xuất phát từ bản Sín Chải để chinh phục Fansipan. Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm leo núi Fansipan thì đường Sín Chải được xem là đường đi khó nhất, cheo leo, hiểm trở và nhiều thử thách nhất dẫn đến đỉnh núi và đây cũng là tuyến đường mà rất ít người lựa chọn để chinh phục. Hai tuyến còn lại là từ Trạm Tôn và từ bản Cát Cát, đều thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, được khai thác du lịch nhiều hơn bởi đường đi ngắn, địa hình đa dạng và thuận lợi hơn.Xuất phát từ Sín Sả Hồ, bản Sín Chải, người leo núi sẽ bắt đầu từ độ cao khoảng 1260m. Từ đây sẽ là hành trình băng rừng, len lỏi qua những vách đá, rừng cây để hướng lên đỉnh núi. Trên cung đường này có đoạn dốc lên tới 60 độ, không có cách nào khác để leo lên nếu không sử dụng dây thừng. Nếu đi vòng để tránh đoạn dốc này sẽ rất mất thời gian.Vào mùa mưa, đoạn đường này càng trở nên khó leo qua hơn bởi nước suối, thác ở đây dâng cao rất dữ dội. Chính vì những điểm này mà cung đường này trở nên rất nổi tiếng về mức độ nguy hiểm, những người dám lựa chọn leo qua đây cũng được đánh giá là thực sự liều lĩnh, mạo hiểm.Địa hình đường qua Sín Chải được đánh giá là quá phức tạp. Các lối đi hầu hết là đường mòn, chỉ có người dân đi hái thảo quả thông thuộc. Hành trình lên đỉnh phải cắt qua nhiều con suối. Khi lên đến độ cao 2300 - 2800m, người đi đường phải sử dụng dây thừng để leo bám theo mép nhiều con vực cao hàng trăm mét, xảy chân là hoàn toàn có thể mất mạng.Do đặc thù về địa hình cùng với việc cây rừng mọc um tùm, chằng chịt, nếu như không có người bản địa dẫn đường, các phượt thủ lần đầu trải nghiệm cung đường này hoàn toàn có thể bị lạc và lâm nguy.
\Theo Nguoidulich.info, đoạn từ điểm cao 2800m đến 2900m chủ yếu di chuyển qua khu rừng trúc, địa hình dốc lên liên tục, nhiều đoạn phải dùng tới thang sắt để vượt qua.Đi qua đoạn đường ở độ cao này, các phượt thủ nếu không có sự chuẩn bị trước sẽ rất dễ bị kiệt sức. Sau đó tiếp tục lên đến độ cao 3000m sẽ phải đi qua rừng trúc lùn bằng đường mòn có tay vịn, vượt qua các vách đá dựng đứng.Khoảng hơn 100m cuối cùng, đường rất lầy lội, khó đi. Có thể thấy, để băng rừng, vượt núi và chạm tay vào cột mốc huyền thoại trên đỉnh Fansipan hoàn toàn không phải điều dễ dàng.Phượt thủ người Anh Aiden Shaw Webb cũng chọn cung đường Sín Chải, dự định chinh phục đỉnh núi trong 1 ngày bằng cách leo dọc theo đường cáp treo nhưng không may đã bị rơi xuống thác, bị thương và mất mạng. Những phượt thủ có ý định chinh phục Fansipan bằng những con đường nhiều thử thách này tốt nhất nên tìm hiểu, chuẩn bị thật kỹ lưỡng cả về mặt sức khỏe và các phương tiện bảo hộ. Ngoài ra không nên đi một mình để được hỗ trợ, cứu hộ kịp thời trong những tình huống nguy hiểm.
Với những người yêu thích leo núi hay đi phượt mạo hiểm thì đỉnh Fansipan, cao 3143m từ lâu đã là một địa điểm đầy sức hút. Có nhiều con đường để chinh phục "nóc nhà Đông Dương" với những độ khó khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn của người leo núi. Sau cái chết của một phượt thủ người Anh ở Fansipan mới đây khi chọn đường đi lên đỉnh núi bằng con đường khó nhất thì những "điểm đen", những khu vực đặc biệt nguy hiểm trên đường leo Fansipan đã được những phượt thủ có kinh nghiệm tổng hợp lại và chia sẻ, lưu ý với tất cả mọi người. Ảnh trong bài: Dulichgo/Thoibao/Nguoidulich.info.
Được biết, phượt thủ người Anh tên Aiden Shaw Webb đã chọn cách xuất phát từ bản Sín Chải để chinh phục Fansipan. Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm leo núi Fansipan thì đường Sín Chải được xem là đường đi khó nhất, cheo leo, hiểm trở và nhiều thử thách nhất dẫn đến đỉnh núi và đây cũng là tuyến đường mà rất ít người lựa chọn để chinh phục. Hai tuyến còn lại là từ Trạm Tôn và từ bản Cát Cát, đều thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, được khai thác du lịch nhiều hơn bởi đường đi ngắn, địa hình đa dạng và thuận lợi hơn.
Xuất phát từ Sín Sả Hồ, bản Sín Chải, người leo núi sẽ bắt đầu từ độ cao khoảng 1260m. Từ đây sẽ là hành trình băng rừng, len lỏi qua những vách đá, rừng cây để hướng lên đỉnh núi. Trên cung đường này có đoạn dốc lên tới 60 độ, không có cách nào khác để leo lên nếu không sử dụng dây thừng. Nếu đi vòng để tránh đoạn dốc này sẽ rất mất thời gian.
Vào mùa mưa, đoạn đường này càng trở nên khó leo qua hơn bởi nước suối, thác ở đây dâng cao rất dữ dội. Chính vì những điểm này mà cung đường này trở nên rất nổi tiếng về mức độ nguy hiểm, những người dám lựa chọn leo qua đây cũng được đánh giá là thực sự liều lĩnh, mạo hiểm.
Địa hình đường qua Sín Chải được đánh giá là quá phức tạp. Các lối đi hầu hết là đường mòn, chỉ có người dân đi hái thảo quả thông thuộc. Hành trình lên đỉnh phải cắt qua nhiều con suối. Khi lên đến độ cao 2300 - 2800m, người đi đường phải sử dụng dây thừng để leo bám theo mép nhiều con vực cao hàng trăm mét, xảy chân là hoàn toàn có thể mất mạng.
Do đặc thù về địa hình cùng với việc cây rừng mọc um tùm, chằng chịt, nếu như không có người bản địa dẫn đường, các phượt thủ lần đầu trải nghiệm cung đường này hoàn toàn có thể bị lạc và lâm nguy.
\
Theo Nguoidulich.info, đoạn từ điểm cao 2800m đến 2900m chủ yếu di chuyển qua khu rừng trúc, địa hình dốc lên liên tục, nhiều đoạn phải dùng tới thang sắt để vượt qua.
Đi qua đoạn đường ở độ cao này, các phượt thủ nếu không có sự chuẩn bị trước sẽ rất dễ bị kiệt sức. Sau đó tiếp tục lên đến độ cao 3000m sẽ phải đi qua rừng trúc lùn bằng đường mòn có tay vịn, vượt qua các vách đá dựng đứng.
Khoảng hơn 100m cuối cùng, đường rất lầy lội, khó đi. Có thể thấy, để băng rừng, vượt núi và chạm tay vào cột mốc huyền thoại trên đỉnh Fansipan hoàn toàn không phải điều dễ dàng.
Phượt thủ người Anh Aiden Shaw Webb cũng chọn cung đường Sín Chải, dự định chinh phục đỉnh núi trong 1 ngày bằng cách leo dọc theo đường cáp treo nhưng không may đã bị rơi xuống thác, bị thương và mất mạng. Những phượt thủ có ý định chinh phục Fansipan bằng những con đường nhiều thử thách này tốt nhất nên tìm hiểu, chuẩn bị thật kỹ lưỡng cả về mặt sức khỏe và các phương tiện bảo hộ. Ngoài ra không nên đi một mình để được hỗ trợ, cứu hộ kịp thời trong những tình huống nguy hiểm.