Trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay, những trò chơi mang đậm tính nhân văn và truyền thống dân tộc đang dần bị mai một. Trẻ em nông thôn ít chơi các trò dân gian, còn phần lớn trẻ em thành thị đều không biết hoặc chỉ được nhìn thấy nét văn hoá xưa qua sách vở.Tác phẩm “ Ký ức tuổi thơ” của nhiếp ảnh gia Lã Anh nhờ vậy gây chú ý khi tái hiện lại những trò chơi dân gian trước kia, gợi nhớ tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên.Tác giả Lã Anh chia sẻ: “Mỗi khi đi làm về, tôi nhìn thấy hình ảnh đứa trẻ hàng xóm hay chính con cháu mình cầm điện thoại, máy tính bảng chơi game. Tôi xót xa vì con trẻ không có điều kiện chơi những trò của thế hệ chúng tôi ngày trước. Vì vậy, tôi nảy ra ý tưởng thực hiện bộ ảnh này”.“Tại buổi chụp hình, các bé rất hào hứng khi được bố mẹ hướng dẫn trò chơi. Đặc biệt, khi làm bánh trung thu, tất cả cùng tham gia, bột dính đầy lên người các bé rất đáng yêu. Một số trò như nhảy dây, oẳn tù tì, thả đỉa ba ba, trẻ tự chơi không cần người lớn dạy. Mỗi bé một sắc thái biểu cảm, tôi ghi lại những khoảng khắc đó cũng không nén được tiếng cười”, Lã Anh nói.Chị Hà Linh - phụ huynh của hai bé trong bộ ảnh - cho biết, chị rất muốn các con biết đến những trò mà tuổi thơ mình từng chơi. Ngay khi nhận lời gợi ý từ nhiếp ảnh gia, chị đã rủ một nhóm các bé thân thiết với nhau cùng chụp hình.Chị Linh tâm sự thêm, trò chơi dân gian đã trở thành chất keo kết dính trẻ em lại với nhau, mà những thứ như điện tử không thể thực hiện được.“Trong cuốc sống thường ngày, tôi hạn chế cho các con dùng đồ công nghệ và mong chúng chơi những trò dân gian, nhưng bây giờ, điều đó không dễ như xưa. Trẻ đi học về là vào phòng riêng và ít khi ra ngoài”, chị Linh bộc bạch.Các bé thích thú khi lần đầu được chơi ô ăn quan.Sự vui tươi, hồn nhiên của con trẻ với những ký ức tuổi thơ khó quên.Những trò chơi dân gian giúp trẻ có sự phát triển toàn diện trong tư duy, khéo léo và tinh thần trách nhiệm.
Trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay, những trò chơi mang đậm tính nhân văn và truyền thống dân tộc đang dần bị mai một. Trẻ em nông thôn ít chơi các trò dân gian, còn phần lớn trẻ em thành thị đều không biết hoặc chỉ được nhìn thấy nét văn hoá xưa qua sách vở.
Tác phẩm “ Ký ức tuổi thơ” của nhiếp ảnh gia Lã Anh nhờ vậy gây chú ý khi tái hiện lại những trò chơi dân gian trước kia, gợi nhớ tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên.
Tác giả Lã Anh chia sẻ: “Mỗi khi đi làm về, tôi nhìn thấy hình ảnh đứa trẻ hàng xóm hay chính con cháu mình cầm điện thoại, máy tính bảng chơi game. Tôi xót xa vì con trẻ không có điều kiện chơi những trò của thế hệ chúng tôi ngày trước. Vì vậy, tôi nảy ra ý tưởng thực hiện bộ ảnh này”.
“Tại buổi chụp hình, các bé rất hào hứng khi được bố mẹ hướng dẫn trò chơi. Đặc biệt, khi làm bánh trung thu, tất cả cùng tham gia, bột dính đầy lên người các bé rất đáng yêu. Một số trò như nhảy dây, oẳn tù tì, thả đỉa ba ba, trẻ tự chơi không cần người lớn dạy. Mỗi bé một sắc thái biểu cảm, tôi ghi lại những khoảng khắc đó cũng không nén được tiếng cười”, Lã Anh nói.
Chị Hà Linh - phụ huynh của hai bé trong bộ ảnh - cho biết, chị rất muốn các con biết đến những trò mà tuổi thơ mình từng chơi. Ngay khi nhận lời gợi ý từ nhiếp ảnh gia, chị đã rủ một nhóm các bé thân thiết với nhau cùng chụp hình.
Chị Linh tâm sự thêm, trò chơi dân gian đã trở thành chất keo kết dính trẻ em lại với nhau, mà những thứ như điện tử không thể thực hiện được.
“Trong cuốc sống thường ngày, tôi hạn chế cho các con dùng đồ công nghệ và mong chúng chơi những trò dân gian, nhưng bây giờ, điều đó không dễ như xưa. Trẻ đi học về là vào phòng riêng và ít khi ra ngoài”, chị Linh bộc bạch.
Các bé thích thú khi lần đầu được chơi ô ăn quan.
Sự vui tươi, hồn nhiên của con trẻ với những ký ức tuổi thơ khó quên.
Những trò chơi dân gian giúp trẻ có sự phát triển toàn diện trong tư duy, khéo léo và tinh thần trách nhiệm.