Hẻm Hào Sĩ Phường ở 206 Trần Hưng Đạo B, Quận 5, TP.HCM, nằm sau lưng chung cư Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo. Nơi đây được mệnh danh là con hẻm có kiến trúc độc đáo nhất Sài Gòn, tồn tại hơn 100 năm. Các gia đình sống ở đây hầu hết là người gốc Hoa. Cả hẻm có 63 căn nhà xây liền kề, chia thành hai tầng. Tầng trệt có 33 căn nhà. Tầng trên có 30 căn nhà. Có tất cả 3 cầu thang lên xuống giữa hai tầng. Trên tầng trên có một cầu thang ở giữa, nối khu nhà bên này với nhà bên kia.Gia đình anh Hùng, 56 tuổi sống ở hẻm từ khi hình thành đến nay. Anh cho biết, trước đây, nghe các cụ kể lại, toàn bộ 63 căn nhà trong hẻm đều được sơn bằng màu vàng. Theo thời gian, lớp sơn màu vàng bị bong tróc, các gia đình phải sơn lại. Nhà sơn màu xanh, nhà sơn màu đỏ nhạt, nhà thì màu trắng… chỉ còn một vài nhà vẫn còn giữ nguyên màu vàng.Tuy nhiên, màu sơn xanh ở các song sắt ngoài lan can vẫn còn giữa nguyên. Ảnh: T.A.Điểm chung của các căn nhà đều có hai bàn thờ trước cửa. Ảnh: T.A.
Bên trong con hẻm hơn 100 tuổi, khách Tây đến là mê ở Sài Gòn
Đây là ban thờ Thiên. Ảnh: T.A.Còn đây là ban thờ Thổ địa. Anh Hùng cho biết, theo phong tục của người Hoa, ngoài hai ban thờ Thiên và Thổ địa đặt trước cửa ra vào, trong nhà còn ban thờ ông Thần tài, ban thờ Quan âm để cầu may mắn, bình an, làm ăn phát đạt, mọi người trong gia đình khỏe mạnh, gạt đi những xui rủi, đón tài lộc vào nhà. Ảnh: T.A.Cho đến nay, anh Hùng và những người dân trong hẻm không giải thích được vì sao nơi mình sống lại có tên Hòa Sĩ Phường. Theo nghĩa của từ Hán Việt, chữ phường ở đây không phải theo đơn vị hành chính, mà là phường sản xuất, phường buôn bán. Hào là hào hiệp. Sĩ là văn sĩ. Ảnh: T.A.Đi qua quán cà phê cóc đầu hẻm là cầu thang lên xuống làm bằng sắt, nhỏ hẹp, tối tăm. Ảnh: T.A.Chiều đến, người dân trong hẻm đến quán cà phê cóc đầu hẻm và ở tầng một ngồi nói chuyện với nhau. Ảnh: T.A.Anh Hùng cho biết, hiện nay, hằng ngày người dân trong hẻm liên tục đón các đoàn khách du lịch nước ngoài đến hẻm thăm quan, tìm hiểu văn hóa, nét kiến trúc của các căn nhà trong hẻm. Ảnh: T.A.Các cô dâu chú rể khi chụp hình cưới cũng chọn hẻm làm nơi ghi hình kỷ niệm. Anh Toàn, người chụp hình cưới cho biết, rất nhiều cô dâu chú rể sử dụng dịch vụ bên anh đã chọn Hào Sĩ Phường làm điểm ghi hình. Ảnh: T.A.
Hẻm Hào Sĩ Phường ở 206 Trần Hưng Đạo B, Quận 5, TP.HCM, nằm sau lưng chung cư Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo. Nơi đây được mệnh danh là con hẻm có kiến trúc độc đáo nhất Sài Gòn, tồn tại hơn 100 năm. Các gia đình sống ở đây hầu hết là người gốc Hoa. Cả hẻm có 63 căn nhà xây liền kề, chia thành hai tầng. Tầng trệt có 33 căn nhà. Tầng trên có 30 căn nhà. Có tất cả 3 cầu thang lên xuống giữa hai tầng. Trên tầng trên có một cầu thang ở giữa, nối khu nhà bên này với nhà bên kia.
Gia đình anh Hùng, 56 tuổi sống ở hẻm từ khi hình thành đến nay. Anh cho biết, trước đây, nghe các cụ kể lại, toàn bộ 63 căn nhà trong hẻm đều được sơn bằng màu vàng. Theo thời gian, lớp sơn màu vàng bị bong tróc, các gia đình phải sơn lại. Nhà sơn màu xanh, nhà sơn màu đỏ nhạt, nhà thì màu trắng… chỉ còn một vài nhà vẫn còn giữ nguyên màu vàng.
Tuy nhiên, màu sơn xanh ở các song sắt ngoài lan can vẫn còn giữa nguyên. Ảnh: T.A.
Điểm chung của các căn nhà đều có hai bàn thờ trước cửa. Ảnh: T.A.
Bên trong con hẻm hơn 100 tuổi, khách Tây đến là mê ở Sài Gòn
Đây là ban thờ Thiên. Ảnh: T.A.
Còn đây là ban thờ Thổ địa. Anh Hùng cho biết, theo phong tục của người Hoa, ngoài hai ban thờ Thiên và Thổ địa đặt trước cửa ra vào, trong nhà còn ban thờ ông Thần tài, ban thờ Quan âm để cầu may mắn, bình an, làm ăn phát đạt, mọi người trong gia đình khỏe mạnh, gạt đi những xui rủi, đón tài lộc vào nhà. Ảnh: T.A.
Cho đến nay, anh Hùng và những người dân trong hẻm không giải thích được vì sao nơi mình sống lại có tên Hòa Sĩ Phường. Theo nghĩa của từ Hán Việt, chữ phường ở đây không phải theo đơn vị hành chính, mà là phường sản xuất, phường buôn bán. Hào là hào hiệp. Sĩ là văn sĩ. Ảnh: T.A.
Đi qua quán cà phê cóc đầu hẻm là cầu thang lên xuống làm bằng sắt, nhỏ hẹp, tối tăm. Ảnh: T.A.
Chiều đến, người dân trong hẻm đến quán cà phê cóc đầu hẻm và ở tầng một ngồi nói chuyện với nhau. Ảnh: T.A.
Anh Hùng cho biết, hiện nay, hằng ngày người dân trong hẻm liên tục đón các đoàn khách du lịch nước ngoài đến hẻm thăm quan, tìm hiểu văn hóa, nét kiến trúc của các căn nhà trong hẻm. Ảnh: T.A.
Các cô dâu chú rể khi chụp hình cưới cũng chọn hẻm làm nơi ghi hình kỷ niệm. Anh Toàn, người chụp hình cưới cho biết, rất nhiều cô dâu chú rể sử dụng dịch vụ bên anh đã chọn Hào Sĩ Phường làm điểm ghi hình. Ảnh: T.A.