Với diện tích sân thượng khoảng 22m2 gồm 10m2 sân trước và 12m2 sân sau, chị Bích Hảo đã lên kế hoạch, dọn dẹp sân thượng và trồng các loại rau phục vụ cho bữa ăn gia đình, đặc biệt là cho bé con đang tuổi ăn dặm của mình.Chị Bích Hảo cho hay, khi nhu cầu thực phẩm của gia đình ngày càng tăng, tình trạng ô nhiễm thực phẩm lại là vấn đề nóng nên dù bận rộn đến mấy, chị vẫn quyết tâm dành thời gian trồng rau cho con, cho mọi người. Ăn rau tự trồng chị cũng cảm thấy ngon miệng hơn. Dù bận rộn và vất vả hơn nhưng thực phẩm xanh không thể thiếu trong mỗi bữa ăn nên đó cũng chính là động lực để chị chăm chút cho vườn rau mỗi ngày.Khi bắt tay vào trồng rau, chị Bích Hảo bắt đầu mua đất ở cửa hàng và bắt đầu gieo từ cây con nên rau lớn rất nhanh. Nhưng được một thời gian thì cây bắt đầu dừng phát triển, bị rệp và ốc sên quấy phá. Từ thực tế đó, chị Hảo cảm thấy việc trồng rau không dễ như suy nghĩ ban đầu.Chị lại tiếp tục kiểm tra lại nguồn giống mua, tham khảo các bài diệt trừ ốc sên, rệp bằng phương pháp hữu cơ. Vì rau trồng phục vụ gia đình nên chị không phun bằng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc có thành phần từ hóa học. Bên cạnh đó, chị còn tham khảo thêm xử lý đất, trộn đất, bón phân bò, phân xanh từ rau củ quả, phân ruột cá ủ để rau trồng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh và giúp rau tươi tốt hơn.Khi bắt đầu trồng rau, chị Hảo chọn cách tận dụng lại thùng xốp cũ. Do nhà chị thường được gửi đồ ăn ở quê nên thùng xốp khá nhiều. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, phơi khô thùng xốp cũ, chị Hảo tiếp tục đục lỗ bên hông thùng xốp cách đáy 2-5cm, lưu ý không đục dưới đáy khiến trôi quá nhanh chất dinh dưỡng.Sau đó làm đất từ tro trấu hun, ủ phân xanh từ rau củ quả thừa, ủ phân từ ruột cá thừa để pha loãng dùng làm phân tưới tiêu. Đất trồng rau chị trộn với phân bò, tro trấu, xơ dừa, xác đậu phộng, rơm, nấm tricho derma (giúp phân huỷ hữu cơ sinh ra các nấm có lợi, tránh thối gốc rễ).Với các loại cây ăn trái như cóc, khế, ớt, cà chua, chị thường rắc thêm một ít phân bò khô theo định kỳ 2-3 tuần 1 lần. Với rau các loại, mỗi lần trồng đợt mới thì chị kiểm tra, trộn lại đất. Chờ 2-3 ngày sau đó thì trồng đợt mới.Vì thường trồng rau phục vụ cho bữa ăn chính của cả nhà nên chị trồng các loại rau thu hoạch nhiều lần và các loại rau nhanh lớn như nha đam, lá giang, ớt, gừng, nghệ, hành, hẹ, quế, thơm, ngò, mùi, tía tô, rau răm, xà lách, rau diếp cá, huyết bò, lục giác dây...Ngoài ra chị còn trồng thêm rau ngót, khổ qua, lá lốt, cải cay, rau muống, chùm ngây... Một số loại cây hoa cảnh và cây thuốc như khế, ổi, cóc, đinh lăng, ngọc hoàng, mật gấu... Để diệt trừ sâu bệnh, chị Bích Hảo thường trộn đất với vỏ trứng gà, vừa cung cấp canxi, chất dinh dưỡng từ vỏ trứng bổ sung cho cây trồng vừa hạn chế được ốc sên phá hại rau quả.Đối với các loại rau bị rệp, chị Hảo lại xịt dung dịch ngâm sẵn từ tỏi, ớt, gừng, rượu. Phát hiện sâu bệnh kịp thời và xử lý ngay lập tức cũng là cách để hạn chế sâu bệnh cho vườn rau sạch nhà mình.
Với diện tích sân thượng khoảng 22m2 gồm 10m2 sân trước và 12m2 sân sau, chị Bích Hảo đã lên kế hoạch, dọn dẹp sân thượng và trồng các loại rau phục vụ cho bữa ăn gia đình, đặc biệt là cho bé con đang tuổi ăn dặm của mình.
Chị Bích Hảo cho hay, khi nhu cầu thực phẩm của gia đình ngày càng tăng, tình trạng ô nhiễm thực phẩm lại là vấn đề nóng nên dù bận rộn đến mấy, chị vẫn quyết tâm dành thời gian trồng rau cho con, cho mọi người. Ăn rau tự trồng chị cũng cảm thấy ngon miệng hơn. Dù bận rộn và vất vả hơn nhưng thực phẩm xanh không thể thiếu trong mỗi bữa ăn nên đó cũng chính là động lực để chị chăm chút cho vườn rau mỗi ngày.
Khi bắt tay vào trồng rau, chị Bích Hảo bắt đầu mua đất ở cửa hàng và bắt đầu gieo từ cây con nên rau lớn rất nhanh. Nhưng được một thời gian thì cây bắt đầu dừng phát triển, bị rệp và ốc sên quấy phá. Từ thực tế đó, chị Hảo cảm thấy việc trồng rau không dễ như suy nghĩ ban đầu.
Chị lại tiếp tục kiểm tra lại nguồn giống mua, tham khảo các bài diệt trừ ốc sên, rệp bằng phương pháp hữu cơ. Vì rau trồng phục vụ gia đình nên chị không phun bằng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc có thành phần từ hóa học. Bên cạnh đó, chị còn tham khảo thêm xử lý đất, trộn đất, bón phân bò, phân xanh từ rau củ quả, phân ruột cá ủ để rau trồng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh và giúp rau tươi tốt hơn.
Khi bắt đầu trồng rau, chị Hảo chọn cách tận dụng lại thùng xốp cũ. Do nhà chị thường được gửi đồ ăn ở quê nên thùng xốp khá nhiều. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, phơi khô thùng xốp cũ, chị Hảo tiếp tục đục lỗ bên hông thùng xốp cách đáy 2-5cm, lưu ý không đục dưới đáy khiến trôi quá nhanh chất dinh dưỡng.
Sau đó làm đất từ tro trấu hun, ủ phân xanh từ rau củ quả thừa, ủ phân từ ruột cá thừa để pha loãng dùng làm phân tưới tiêu. Đất trồng rau chị trộn với phân bò, tro trấu, xơ dừa, xác đậu phộng, rơm, nấm tricho derma (giúp phân huỷ hữu cơ sinh ra các nấm có lợi, tránh thối gốc rễ).
Với các loại cây ăn trái như cóc, khế, ớt, cà chua, chị thường rắc thêm một ít phân bò khô theo định kỳ 2-3 tuần 1 lần. Với rau các loại, mỗi lần trồng đợt mới thì chị kiểm tra, trộn lại đất. Chờ 2-3 ngày sau đó thì trồng đợt mới.
Vì thường trồng rau phục vụ cho bữa ăn chính của cả nhà nên chị trồng các loại rau thu hoạch nhiều lần và các loại rau nhanh lớn như nha đam, lá giang, ớt, gừng, nghệ, hành, hẹ, quế, thơm, ngò, mùi, tía tô, rau răm, xà lách, rau diếp cá, huyết bò, lục giác dây...
Ngoài ra chị còn trồng thêm rau ngót, khổ qua, lá lốt, cải cay, rau muống, chùm ngây... Một số loại cây hoa cảnh và cây thuốc như khế, ổi, cóc, đinh lăng, ngọc hoàng, mật gấu... Để diệt trừ sâu bệnh, chị Bích Hảo thường trộn đất với vỏ trứng gà, vừa cung cấp canxi, chất dinh dưỡng từ vỏ trứng bổ sung cho cây trồng vừa hạn chế được ốc sên phá hại rau quả.
Đối với các loại rau bị rệp, chị Hảo lại xịt dung dịch ngâm sẵn từ tỏi, ớt, gừng, rượu. Phát hiện sâu bệnh kịp thời và xử lý ngay lập tức cũng là cách để hạn chế sâu bệnh cho vườn rau sạch nhà mình.