Gạch hoa thông gió (gạch thông gió) hay bông gió được làm từ gạch tuynel, gạch gốm đất nung, thường được dùng để xây tường lấy sáng và thoáng gió cho ngôi nhà.Các công trình xây dựng hay nhà ở trước đây sử dụng loại gạch này khá nhiều song sự lấn lướt của vật liệu hiện đại khiến dòng gạch gió ít được sử dụng. Vài năm trở lại đây, vật liệu này được các kiến trúc sư làm "sống lại" trong các thiết kế nhà ở. Ảnh mặt tiền với bức tường đứng bằng gạch hoa gió của ngôi nhà ở Kon Tum, kiến trúc sư Huỳnh Anh Tuấn thiết kế. Ảnh Huỳnh Uy.Mỗi loại gạch mang những họa tiết khác nhau với màu sắc và kích thước đa dạng, tạo cảm giác về chất liệu tự nhiên, hơn nữa do được nung trong lò ở nhiệt độ tương đối lớn nên viên gạch có độ bền cao, thích hợp với mọi mục đích sử dụng như trang trí, làm ô thông gió.Sử dụng tường gạch hoa gió che chắn và tạo mặt đứng cho căn nhà là ý tưởng giúp giải quyết các vấn đề như chắn nắng, bụi. Đây là vật liệu được xem là một trong giải pháp "cứu cánh" cho nhà hướng Tây nắng nóng.Ngoài ra, gia chủ có thể tạo bức ngăn ước lệ giữa bên ngoài với không gian bên trong của ngôi nhà, vừa đảm bảo tính riêng tư và đảm bảo thẩm mỹ cho công trình. Mặt tiền của ngôi nhà được biến tấu thêm sinh động, khác lạ với bức tường gạch hoa gió.Kết hợp chiếu sáng, hình khối của ngôi nhà sử dụng gạch hoa gió che chắn bên ngoài cực kỳ đẹp mắt, ấn tượng. Ảnh: Huỳnh Uy.Trên thị trường, giá gạch hoa gió dao động từ 14.000 - 20.000 đồng/viên (tùy kích thước và nhãn hiệu).Thiết kế các bức tường gạch hoa gió trong nhà có thể tạo điểm nhấn trang trí đẹp mắt.Giản dị nhưng mang lại hiệu quả tốt khi gia chủ muốn có sự thông thoáng trong nhà. Gạch hoa gió với gam màu nhẹ, giúp nổi bật các vật dụng trang trí xung quanh.Thay vì bịt kín không gian bằng các bức tường cứng nhắc, các bức tường gạch thông gió biến tấu khá sinh động, tạo điểm nhấn.Sự gay gắt của ánh nắng bên ngoài được giảm nhẹ qua lớp gạch và tạo những bóng nắng độc đáo.Gạch thông gió thích hợp tạo không gian mở. Công trình này sử dụng tường, trần bằng gạch... Sự tối giản có chủ ý này đã mang đến những hiệu ứng thị giác thật thú vị.
Gạch hoa thông gió (gạch thông gió) hay bông gió được làm từ gạch tuynel, gạch gốm đất nung, thường được dùng để xây tường lấy sáng và thoáng gió cho ngôi nhà.
Các công trình xây dựng hay nhà ở trước đây sử dụng loại gạch này khá nhiều song sự lấn lướt của vật liệu hiện đại khiến dòng gạch gió ít được sử dụng. Vài năm trở lại đây, vật liệu này được các kiến trúc sư làm "sống lại" trong các thiết kế nhà ở. Ảnh mặt tiền với bức tường đứng bằng gạch hoa gió của ngôi nhà ở Kon Tum, kiến trúc sư Huỳnh Anh Tuấn thiết kế. Ảnh Huỳnh Uy.
Mỗi loại gạch mang những họa tiết khác nhau với màu sắc và kích thước đa dạng, tạo cảm giác về chất liệu tự nhiên, hơn nữa do được nung trong lò ở nhiệt độ tương đối lớn nên viên gạch có độ bền cao, thích hợp với mọi mục đích sử dụng như trang trí, làm ô thông gió.
Sử dụng tường gạch hoa gió che chắn và tạo mặt đứng cho căn nhà là ý tưởng giúp giải quyết các vấn đề như chắn nắng, bụi. Đây là vật liệu được xem là một trong giải pháp "cứu cánh" cho nhà hướng Tây nắng nóng.
Ngoài ra, gia chủ có thể tạo bức ngăn ước lệ giữa bên ngoài với không gian bên trong của ngôi nhà, vừa đảm bảo tính riêng tư và đảm bảo thẩm mỹ cho công trình. Mặt tiền của ngôi nhà được biến tấu thêm sinh động, khác lạ với bức tường gạch hoa gió.
Kết hợp chiếu sáng, hình khối của ngôi nhà sử dụng gạch hoa gió che chắn bên ngoài cực kỳ đẹp mắt, ấn tượng. Ảnh: Huỳnh Uy.
Trên thị trường, giá gạch hoa gió dao động từ 14.000 - 20.000 đồng/viên (tùy kích thước và nhãn hiệu).
Thiết kế các bức tường gạch hoa gió trong nhà có thể tạo điểm nhấn trang trí đẹp mắt.
Giản dị nhưng mang lại hiệu quả tốt khi gia chủ muốn có sự thông thoáng trong nhà. Gạch hoa gió với gam màu nhẹ, giúp nổi bật các vật dụng trang trí xung quanh.
Thay vì bịt kín không gian bằng các bức tường cứng nhắc, các bức tường gạch thông gió biến tấu khá sinh động, tạo điểm nhấn.
Sự gay gắt của ánh nắng bên ngoài được giảm nhẹ qua lớp gạch và tạo những bóng nắng độc đáo.
Gạch thông gió thích hợp tạo không gian mở. Công trình này sử dụng tường, trần bằng gạch... Sự tối giản có chủ ý này đã mang đến những hiệu ứng thị giác thật thú vị.