Giống cà chua trái cây có nguồn gốc từ nước Nhật, chỉ là cà chua bình thường. Tuy nhiên, quy trình chăm sóc và tưới tắm lại đặc biệt không giống bất kỳ loại cây ăn quả nào. Đó là phân bón được thay bằng hỗn hợp sữa và trứng gà.Một người phụ nữ tên Phạm Thị Xuân Thủy ở Lâm Đồng là người tiên phong trong việc áp dụng cách trồng trọt của người Nhật vào Việt Nam.Đầu tiên, một hệ thống nhà kính được lắp đặt với khung sắt không gỉ. Ngoài ra, còn lắp thêm hệ thống tưới tiêu tự động nhỏ giọt để tạo độ đồng đều chăm bón. Sau đó, sẽ chọn giống cà chua thường trước khi ghép với giống cà chua Nhật.Cà chua sẽ được trồng bình thường đến khi nó trổ hoa thì bắt đầu áp dụng phương pháp tưới tiêu đặc biệt. Hỗn hợp sữa bò, sữa bột, trứng gà và mật mía được lên men trong một tuần và tiến hành tưới tiêu đều cho các cây.Thời gian đầu khi cây chưa ra trái, một ngày chỉ tưới 8 lần, mỗi gốc cà sẽ được tiếp nhận 200ml phân hỗn hợp. Sắp đến ngày thu hoạch, hệ thống tự động tưới cho cây 10 lần một ngày.Công thức pha trộn cũng được điều chỉnh để hợp hơn với khí hậu và thời tiết Việt Nam. Kết quả thu hoạch được khoảng 8-10kg mỗi cây và cứ 50-60 ngày cây bắt đầu cho trái.Mục đích của hỗn hợp tưới tiêu trứng sữa này là cà chua sẽ hạn chế hết mức bị sâu bệnh phá hoại và có vị ngọt thanh chứ không chua như cà chua thường. Đặc biệt hơn nữa là, khi ăn có mùi thơm từ trứng sữa và không hề tanh.Hỗn hợp này có giá thành khá cao và đòi hỏi kỳ công, vì thế mà cà chua trái cây đắt gấp nhiều lần các giống cà chua khác là điều dễ hiểu. Mỗi cân có giá lên đến 100 ngàn đồng.Ngoài việc mang lại vị giác tươi mới, giống cà chua này cũng đặc biệt chứa hàm lượng oxy hóa cao, ngăn ngừa ung thư nhất là ung thư tuyến tiền liệt.
Giống cà chua trái cây có nguồn gốc từ nước Nhật, chỉ là cà chua bình thường. Tuy nhiên, quy trình chăm sóc và tưới tắm lại đặc biệt không giống bất kỳ loại cây ăn quả nào. Đó là phân bón được thay bằng hỗn hợp sữa và trứng gà.
Một người phụ nữ tên Phạm Thị Xuân Thủy ở Lâm Đồng là người tiên phong trong việc áp dụng cách trồng trọt của người Nhật vào Việt Nam.
Đầu tiên, một hệ thống nhà kính được lắp đặt với khung sắt không gỉ. Ngoài ra, còn lắp thêm hệ thống tưới tiêu tự động nhỏ giọt để tạo độ đồng đều chăm bón. Sau đó, sẽ chọn giống cà chua thường trước khi ghép với giống cà chua Nhật.
Cà chua sẽ được trồng bình thường đến khi nó trổ hoa thì bắt đầu áp dụng phương pháp tưới tiêu đặc biệt. Hỗn hợp sữa bò, sữa bột, trứng gà và mật mía được lên men trong một tuần và tiến hành tưới tiêu đều cho các cây.
Thời gian đầu khi cây chưa ra trái, một ngày chỉ tưới 8 lần, mỗi gốc cà sẽ được tiếp nhận 200ml phân hỗn hợp. Sắp đến ngày thu hoạch, hệ thống tự động tưới cho cây 10 lần một ngày.
Công thức pha trộn cũng được điều chỉnh để hợp hơn với khí hậu và thời tiết Việt Nam. Kết quả thu hoạch được khoảng 8-10kg mỗi cây và cứ 50-60 ngày cây bắt đầu cho trái.
Mục đích của hỗn hợp tưới tiêu trứng sữa này là cà chua sẽ hạn chế hết mức bị sâu bệnh phá hoại và có vị ngọt thanh chứ không chua như cà chua thường. Đặc biệt hơn nữa là, khi ăn có mùi thơm từ trứng sữa và không hề tanh.
Hỗn hợp này có giá thành khá cao và đòi hỏi kỳ công, vì thế mà cà chua trái cây đắt gấp nhiều lần các giống cà chua khác là điều dễ hiểu. Mỗi cân có giá lên đến 100 ngàn đồng.
Ngoài việc mang lại vị giác tươi mới, giống cà chua này cũng đặc biệt chứa hàm lượng oxy hóa cao, ngăn ngừa ung thư nhất là ung thư tuyến tiền liệt.