Lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 bắt đầu từ năm 1857 khi công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn ở thành phố New York (Mỹ).Khoảng 50 năm sau, ngày 8 /3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành ở đường phố New York (Mỹ) để đòi được giảm giờ làm, tăng lương cao hơn và hủy bỏ việc bóc lột lao động trẻ em trong các nhà máy.Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội) tổ chức ngày 8/3/1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909. Ảnh: Cuộc biểu tình của chị em công nhân ngành dệt – may ở Chicago và New York.Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ (19/3) ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, có hơn một triệu người tham gia.Ngày 25/3/1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Italy và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy xưởng dệt. Khoảng 80.000 người diễu hành trong các đường phố để đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy. Ảnh: Nữ công nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ biểu tình tại Sydney tháng 3/1975.Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và hô vang khẩu hiệu "Chết vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc". Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng. Ảnh: Phụ nữ diễu hành trên đường phố đòi quyền tự do.Năm 1912, nhà thơ người Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành của 14.000 người đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ảnh: Những người phụ nữ biểu tình trên đường phố.Ngày 8/3/1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12/10/1918 mới được chấp thuận. Ảnh: Một cuộc biểu tình của phụ nữ.Ngày 8/3/1914, với 2 triệu binh lính Nga đã chết trong chiến tranh, phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga. Ảnh: Những người phụ nữ.Ngày 21/4/1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ. Ảnh: Diễu hành kỷ niệm ngày giành quyền bình đẳng giới tại Philippines ngày 8/3/2008.Ngày 8/3/1975, Liên Hợp Quốc bắt đầu tổ chức Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ảnh: Những người tiên phong đấu tranh vì quyền lợi phụ nữ.Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6/2 Âm lịch mỗi năm đều tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ.Năm 1977, hai năm sau Năm Quốc tế Phụ nữ, Liên Hợp Quốc quyết định yêu cầu các nước thành viên dành một ngày cho quyền lợi của phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8/3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 bắt đầu từ năm 1857 khi công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn ở thành phố New York (Mỹ).
Khoảng 50 năm sau, ngày 8 /3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành ở đường phố New York (Mỹ) để đòi được giảm giờ làm, tăng lương cao hơn và hủy bỏ việc bóc lột lao động trẻ em trong các nhà máy.
Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội) tổ chức ngày 8/3/1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909. Ảnh: Cuộc biểu tình của chị em công nhân ngành dệt – may ở Chicago và New York.
Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ (19/3) ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, có hơn một triệu người tham gia.
Ngày 25/3/1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Italy và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy xưởng dệt. Khoảng 80.000 người diễu hành trong các đường phố để đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy. Ảnh: Nữ công nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ biểu tình tại Sydney tháng 3/1975.
Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và hô vang khẩu hiệu "Chết vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc". Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng. Ảnh: Phụ nữ diễu hành trên đường phố đòi quyền tự do.
Năm 1912, nhà thơ người Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành của 14.000 người đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ảnh: Những người phụ nữ biểu tình trên đường phố.
Ngày 8/3/1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12/10/1918 mới được chấp thuận. Ảnh: Một cuộc biểu tình của phụ nữ.
Ngày 8/3/1914, với 2 triệu binh lính Nga đã chết trong chiến tranh, phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga. Ảnh: Những người phụ nữ.
Ngày 21/4/1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ. Ảnh: Diễu hành kỷ niệm ngày giành quyền bình đẳng giới tại Philippines ngày 8/3/2008.
Ngày 8/3/1975, Liên Hợp Quốc bắt đầu tổ chức Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ảnh: Những người tiên phong đấu tranh vì quyền lợi phụ nữ.
Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6/2 Âm lịch mỗi năm đều tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ.
Năm 1977, hai năm sau Năm Quốc tế Phụ nữ, Liên Hợp Quốc quyết định yêu cầu các nước thành viên dành một ngày cho quyền lợi của phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8/3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.