Ga ngầm C9 là một trong 7 nhà ga ngầm của dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo. Ảnh: Thể thao văn hóa.Theo VTV, phương án quy hoạch Ga C9 được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và phần dưới vườn hoa hồ Hoàn Kiếm. Nhà ga dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m, có 3 tầng. Ảnh: VTV.Khoảng cách ngắn nhất từ thân Ga C9 tới Hồ Hoàn Kiếm khoảng 10m, tới tượng đài Cảm tử 81m, đến đền Bà Kiệu 83m, đến Tháp Bút 36m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ 120m. Ảnh: Baotintuc.Ga có 4 cửa lên xuống. Cửa số 1 của ga ngầm cạnh Hồ Gươm được bố trí cùng cụm công trình phụ trợ trong khuôn viên Tổng công ty Điện lực Hà Nội. Ảnh; Ban Quản lý đường sắt Hà Nội.Cửa số 2 có một phần nằm trên vỉa hè đường Trần Nguyên Hãn và trên một phần đất của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Ảnh: Vietnamnet.Cửa số 3 đặt bên cạnh thân ga trên vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Kinh tế đô thị.Cửa số 4 bố trí phía sau tượng đài Cảm tử, phố Hàng Dầu. Ảnh: Dân Việt. Nhà ga được xây dựng dự kiến sẽ tạo thuận lợi cho khách tới tham quan trung tâm Thủ đô. Ảnh: Viettimes.Sau khi trưng bày, phối cảnh nhà ga C9 nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng như người dân. Có người đồng tình cho rằng việc hình thành ga C9 tạo thuận lợi để Hà Nội ngày càng phát triển. Song cũng có ý kiến lo ngại việc xây dựng nhà ga này có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp trầm mặc, sâu lắng của Hồ Gươm - biểu tượng của Hà Nội nghìn năm văn hiến. Ảnh: YAN News.Phối cảnh ga C9 về đêm. Ảnh: Vietgiaitri.
Ga ngầm C9 là một trong 7 nhà ga ngầm của dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo. Ảnh: Thể thao văn hóa.
Theo VTV, phương án quy hoạch Ga C9 được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và phần dưới vườn hoa hồ Hoàn Kiếm. Nhà ga dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m, có 3 tầng. Ảnh: VTV.
Khoảng cách ngắn nhất từ thân Ga C9 tới Hồ Hoàn Kiếm khoảng 10m, tới tượng đài Cảm tử 81m, đến đền Bà Kiệu 83m, đến Tháp Bút 36m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ 120m. Ảnh: Baotintuc.
Ga có 4 cửa lên xuống. Cửa số 1 của ga ngầm cạnh Hồ Gươm được bố trí cùng cụm công trình phụ trợ trong khuôn viên Tổng công ty Điện lực Hà Nội. Ảnh; Ban Quản lý đường sắt Hà Nội.
Cửa số 2 có một phần nằm trên vỉa hè đường Trần Nguyên Hãn và trên một phần đất của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Ảnh: Vietnamnet.
Cửa số 3 đặt bên cạnh thân ga trên vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Kinh tế đô thị.
Cửa số 4 bố trí phía sau tượng đài Cảm tử, phố Hàng Dầu. Ảnh: Dân Việt.
Nhà ga được xây dựng dự kiến sẽ tạo thuận lợi cho khách tới tham quan trung tâm Thủ đô. Ảnh: Viettimes.
Sau khi trưng bày, phối cảnh nhà ga C9 nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia cũng như người dân. Có người đồng tình cho rằng việc hình thành ga C9 tạo thuận lợi để Hà Nội ngày càng phát triển. Song cũng có ý kiến lo ngại việc xây dựng nhà ga này có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp trầm mặc, sâu lắng của Hồ Gươm - biểu tượng của Hà Nội nghìn năm văn hiến. Ảnh: YAN News.
Phối cảnh ga C9 về đêm. Ảnh: Vietgiaitri.