Dự án nhà ga quốc tế T2 Đà Nẵng trị giá 3.500 tỷ đồng đã đi vào hoạt động từ 9/5. Đây là công trình quan trọng hướng đến phục vụ APEC 2017 và sự phát triển hàng không trong tương lai. Ảnh: Internet.Dự án nhà ga quốc tế Đà Nẵng 3.500 tỷ do Công ty CP Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Hạng mục nhà ga xây dựng trên khuôn viên đất 21.000m2, diện tích sàn 48.000m2. Ảnh: Internet.Nhà ga quốc tế 3.500 tỷ ở Đà Nẵng có hình tuyến tính tương đồng với nhà ga hiện hữu, được thiết kế thành 2 công trình đi và đến riêng biệt gồm 40 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy thủ tục xuất cảnh, 22 quầy thủ tục nhập cảnh, 10 cửa ra tàu bay… Ảnh: Zing.Được biết, dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là dự án nhóm A, công trình công cộng cấp I. Ảnh: báo Thời đại.Quy mô dự án gồm 4 hạng mục chính: Nhà ga hành khách quốc tế, Nhà cơ điện, Cầu vượt trước nhà ga và Hệ thống sân đường giao thông... Ảnh: báo Đầu tư.Hạng mục nhà cơ điện có diện tích sàn xây dựng 2.700m2 là khu vực lắp đặt hầu như toàn bộ hệ thống kỹ thuật của nhà ga... Ảnh: báo Thời đại.Hạng mục cầu vượt trước nhà ga với diện tích xây dựng 7.500m2, dài 623m, mặt cắt ngang hai đầu cầu rộng 7m, lề đi bộ 1m, phần tiếp giáp nhà ga rộng 11m, lề đi bộ 2m đảm bảo 2 làn xe chạy và 1 làn xe dừng. Ảnh: Zing.Hiện mặt tiền tại sảnh ga đi của sân bay gần như hoàn thiện. Một số chi tiết nhỏ đang được công nhân lắp ráp, trang trí. Ảnh: Zing.Đây là dự án xã hội hóa đầu tiên trong lĩnh vực hàng không, nhà ga hiện đại nhất miền Trung này được khởi công từ năm 2015, chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng. Ảnh: báo Đầu tư.Dự kiến khánh thành vào ngày 19/5 tới nhưng ngay từ 9/5, hãng hàng không Vietnam Airlines đã bắt đầu cho khai thác tất cả chuyến bay quốc tế đến và đi chuyển từ ga hành khách T1 sang ga mới T2. Ảnh: báo Thời đại.Còn Jetstar Pacific bắt đầu thay đổi hoạt động từ ngày 11/5. Theo đó, tất cả chuyến bay quốc tế đi và đến sân bay Đà Nẵng của hãng này cũng được chuyển sang vận hành tại nhà ga T2. Ảnh: Zing.Riêng Vietjet, do chưa có chuyến bay quốc tế khai thác từ Đà Nẵng nên không có thay đổi. Ảnh: Hải quan Việt Nam.Theo thông tin trên Zing, công trình sẽ đáp ứng tối đa 1.600 hành khách vào giờ cao điểm. Sau khi có ga quốc tế mới, nhà ga hiện tại của sân bay Đà Nẵng chuyển thành ga nội địa. Ảnh: Hải quan Việt Nam.Khi đó, sân bay này sẽ có hai nhà ga độc lập đảm bảo sự tăng trưởng hành khách quốc tế, với dự báo phục vụ trên 2,3 triệu khách năm 2022, 4 triệu khách năm 2025 và 6 triệu khách vào năm 2030 theo như quy hoạch điều chỉnh đã được phê duyệt. Ảnh: Tuổi trẻ.Toilet được thiết kế với nhiều loại gam màu, sử dụng vật liệu xây dựng hiện đại, trang trí bắt mắt. Ảnh: Zing.
Dự án nhà ga quốc tế T2 Đà Nẵng trị giá 3.500 tỷ đồng đã đi vào hoạt động từ 9/5. Đây là công trình quan trọng hướng đến phục vụ APEC 2017 và sự phát triển hàng không trong tương lai. Ảnh: Internet.
Dự án nhà ga quốc tế Đà Nẵng 3.500 tỷ do Công ty CP Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Hạng mục nhà ga xây dựng trên khuôn viên đất 21.000m2, diện tích sàn 48.000m2. Ảnh: Internet.
Nhà ga quốc tế 3.500 tỷ ở Đà Nẵng có hình tuyến tính tương đồng với nhà ga hiện hữu, được thiết kế thành 2 công trình đi và đến riêng biệt gồm 40 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy thủ tục xuất cảnh, 22 quầy thủ tục nhập cảnh, 10 cửa ra tàu bay… Ảnh: Zing.
Được biết, dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là dự án nhóm A, công trình công cộng cấp I. Ảnh: báo Thời đại.
Quy mô dự án gồm 4 hạng mục chính: Nhà ga hành khách quốc tế, Nhà cơ điện, Cầu vượt trước nhà ga và Hệ thống sân đường giao thông... Ảnh: báo Đầu tư.
Hạng mục nhà cơ điện có diện tích sàn xây dựng 2.700m2 là khu vực lắp đặt hầu như toàn bộ hệ thống kỹ thuật của nhà ga... Ảnh: báo Thời đại.
Hạng mục cầu vượt trước nhà ga với diện tích xây dựng 7.500m2, dài 623m, mặt cắt ngang hai đầu cầu rộng 7m, lề đi bộ 1m, phần tiếp giáp nhà ga rộng 11m, lề đi bộ 2m đảm bảo 2 làn xe chạy và 1 làn xe dừng. Ảnh: Zing.
Hiện mặt tiền tại sảnh ga đi của sân bay gần như hoàn thiện. Một số chi tiết nhỏ đang được công nhân lắp ráp, trang trí. Ảnh: Zing.
Đây là dự án xã hội hóa đầu tiên trong lĩnh vực hàng không, nhà ga hiện đại nhất miền Trung này được khởi công từ năm 2015, chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng. Ảnh: báo Đầu tư.
Dự kiến khánh thành vào ngày 19/5 tới nhưng ngay từ 9/5, hãng hàng không Vietnam Airlines đã bắt đầu cho khai thác tất cả chuyến bay quốc tế đến và đi chuyển từ ga hành khách T1 sang ga mới T2. Ảnh: báo Thời đại.
Còn Jetstar Pacific bắt đầu thay đổi hoạt động từ ngày 11/5. Theo đó, tất cả chuyến bay quốc tế đi và đến sân bay Đà Nẵng của hãng này cũng được chuyển sang vận hành tại nhà ga T2. Ảnh: Zing.
Riêng Vietjet, do chưa có chuyến bay quốc tế khai thác từ Đà Nẵng nên không có thay đổi. Ảnh: Hải quan Việt Nam.
Theo thông tin trên Zing, công trình sẽ đáp ứng tối đa 1.600 hành khách vào giờ cao điểm. Sau khi có ga quốc tế mới, nhà ga hiện tại của sân bay Đà Nẵng chuyển thành ga nội địa. Ảnh: Hải quan Việt Nam.
Khi đó, sân bay này sẽ có hai nhà ga độc lập đảm bảo sự tăng trưởng hành khách quốc tế, với dự báo phục vụ trên 2,3 triệu khách năm 2022, 4 triệu khách năm 2025 và 6 triệu khách vào năm 2030 theo như quy hoạch điều chỉnh đã được phê duyệt. Ảnh: Tuổi trẻ.
Toilet được thiết kế với nhiều loại gam màu, sử dụng vật liệu xây dựng hiện đại, trang trí bắt mắt. Ảnh: Zing.