Mới đây, thông tin về chất lượng căn hộ tại tòa nhà dự án Golden Land (Thanh Xuân, Hà Nội) xuống cấp sau một năm sử dụng khiến dư luận xôn xao. Đây là một trong những dự án quảng cáo, trên nóc mỗi tòa nhà tại Golden Land có bãi đỗ trực thăng phục vụ cho việc cứu hỏa, cứu hộ. Tuy nhiên, hạng mục này vẫn chưa được hoàn thành.Ở Việt Nam, các cao ốc có bãi đỗ trực thăng không phải là hiếm. Tháp Bitexco (quận 1, TP HCM) cũng xây dựng một bãi đáp trực thăng thiết kế như một bông hoa sen trên đỉnh của tòa nhà.Bãi đáp kết hợp của trên 250 tấn kết cấu thép và hơn 4.000 bulông để liên kết.Cao ốc văn phòng Fideco Tower (quận 1, TP HCM) có sân đáp trực thăng trên mái. Toàn bộ cao ốc này có tổng vốn đầu tư 12 triệu USD.Khách sạn Tân Sơn Nhất Sài Gòn (quận Phú Nhuận, TP HCM) chuẩn quốc tế 5 sao, là khách sạn duy nhất có bãi đáp trực thăng tại tầng thượng, phục vụ khách VIP và thương gia cao cấp.Trung tâm thương mại Diamond Plaza (quận 1, TP HCM) cũng có bãi đáp cho trực thăng hiện đại.Ảnh máy bay trực thăng diễn tập cứu hộ trên tầng thượng tại Diamond Plaza.Bệnh viện Tim Tâm Đức TP HCM (quận 7, TP HCM) xây dựng bãi đáp trực thăng để vận chuyển bệnh nhân cấp cứu.Theo thiết kế, bệnh viện đa khoa Đồng Nai cũng xây bãi đáp cho máy bay trực thăng trên nóc tòa nhà 18 tầng. Ảnh: Báo Đồng Nai.Bệnh viện xây dựng theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 gồm 1 tòa nhà cao 13 tầng, 2 tầng hầm và 1 sân đỗ trực thăng, với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.Theo thiết kế dự án FLC Complex Thanh Hóa có tổng mức đầu tư lên tới 1.200 tỷ đồng có bãi đỗ trực thăng sẽ ở trên nóc tòa nhà cao 18 tầng của dự án.Dự án Khu hành chính tập trung tỉnh Bình Dương có quy mô 1.000 ha nằm trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ và đô thị 4.196 ha. Trung tâm Hành chính có 23 tầng, tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng, có bãi đáp trực thăng hiện đại.
Mới đây, thông tin về chất lượng căn hộ tại tòa nhà dự án Golden Land (Thanh Xuân, Hà Nội) xuống cấp sau một năm sử dụng khiến dư luận xôn xao. Đây là một trong những dự án quảng cáo, trên nóc mỗi tòa nhà tại Golden Land có bãi đỗ trực thăng phục vụ cho việc cứu hỏa, cứu hộ. Tuy nhiên, hạng mục này vẫn chưa được hoàn thành.
Ở Việt Nam, các cao ốc có bãi đỗ trực thăng không phải là hiếm. Tháp Bitexco (quận 1, TP HCM) cũng xây dựng một bãi đáp trực thăng thiết kế như một bông hoa sen trên đỉnh của tòa nhà.
Bãi đáp kết hợp của trên 250 tấn kết cấu thép và hơn 4.000 bulông để liên kết.
Cao ốc văn phòng Fideco Tower (quận 1, TP HCM) có sân đáp trực thăng trên mái. Toàn bộ cao ốc này có tổng vốn đầu tư 12 triệu USD.
Khách sạn Tân Sơn Nhất Sài Gòn (quận Phú Nhuận, TP HCM) chuẩn quốc tế 5 sao, là khách sạn duy nhất có bãi đáp trực thăng tại tầng thượng, phục vụ khách VIP và thương gia cao cấp.
Trung tâm thương mại Diamond Plaza (quận 1, TP HCM) cũng có bãi đáp cho trực thăng hiện đại.
Ảnh máy bay trực thăng diễn tập cứu hộ trên tầng thượng tại Diamond Plaza.
Bệnh viện Tim Tâm Đức TP HCM (quận 7, TP HCM) xây dựng bãi đáp trực thăng để vận chuyển bệnh nhân cấp cứu.
Theo thiết kế, bệnh viện đa khoa Đồng Nai cũng xây bãi đáp cho máy bay trực thăng trên nóc tòa nhà 18 tầng. Ảnh: Báo Đồng Nai.
Bệnh viện xây dựng theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 gồm 1 tòa nhà cao 13 tầng, 2 tầng hầm và 1 sân đỗ trực thăng, với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.
Theo thiết kế dự án FLC Complex Thanh Hóa có tổng mức đầu tư lên tới 1.200 tỷ đồng có bãi đỗ trực thăng sẽ ở trên nóc tòa nhà cao 18 tầng của dự án.
Dự án Khu hành chính tập trung tỉnh Bình Dương có quy mô 1.000 ha nằm trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ và đô thị 4.196 ha. Trung tâm Hành chính có 23 tầng, tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng, có bãi đáp trực thăng hiện đại.