Cầu Rồng sông Hàn của Việt Nam
Tư duy thiết kế độc đáo, vượt ra khỏi những giới hạn đã mang đến cho Việt Nam chiếc cầu Rồng bắc qua sông Hàn. Trong văn hóa Việt Nam, Rồng là một trong những biểu tượng được tôn kính nhất, đại diện cho quyền lực và sự cao quý. Kiến trúc sư Louis Berger đã biến hình ảnh Cầu Rồng thành biểu tượng cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng.Ngày nay, Cầu Rồng không chỉ là một điểm du lịch nhất định phải đến của Đà Nẵng, mà còn là tuyến đường kết nối thành phố với các khu vực phía đông. Đây là cây cầu hình rồng dài nhất thế giới với độ dài 666m, rộng 37.5m. Cầu được bao phù bởi 2500 đèn LED, tạo thành quang cảnh rực rỡ trên sông Hàn thơ mộng.Ngôi nhà vỏ ốc Nautilus của Javier Senosiain
Vỏ ốc là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tòa nhà ở Nhật Bản, Monte Carlo và Mexico. Ngôi nhà vỏ ốc Nautilus ở thành phố Mexico do kiến trúc sư Javier Senosiain thiết kế. Không chỉ có dáng vẻ bên ngoài độc đáo và khác biệt, không gian bên trong căn nhà còn lung linh như một bức tranh cổ tích. Kiến trúc sư đã tận dụng triệt để những yếu tố tự nhiên như đá lát, cỏ cây, ánh sáng để không gian sống thật sự thoải mái.Đại học Stuttgart Beetle Pavilion
Viện Tính toán thiết kế (ICD), Viện Cấu Trúc xây dựng và Kết cấu thiết kế (ITKE) của Đại học Stuttgart đã thiết kế một chuỗi các gian nhà triển lãm là thành quả của những nghiên cứu về Phỏng sinh học (Biomimetic). Vào năm 2014, trường đã ra mắt Beetle Pavilion sử dụng cấu trúc sợi thủy tinh và sợi carbon lấy cảm hứng từ bọ cánh cứng. Với diện tích 50m2 nhưng chỉ nặng 593kg, Beetle Pavilion đã chứng minh vỏ hai lớp hình học của động vật là mô hình lý tưởng để xây dựng hiệu quả và tiết kiệm vật liệu.Tháp quan sát RMJM Chu Hải
Ở trung tâm một khu đô thị mới quanh khu vực sông Doumen, RMJM đã thiết kế một tòa tháp cao 100m với hình ảnh một con cá khổng lồ vươn lên từ mặt nước. Các tấm nhôm đục lỗ bao bọc tòa nhà giống như một lớp da cá, che chắn ánh nắng mặt trời. Hình ảnh con cá nhảy lên tượng trưng cho sự phát triển nhanh chóng và thịnh vượng của Chu Hải. Du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Chu Hải ngoạn mục và con sông lịch sử Doumen từ tầng cao nhất của tòa tháp.Vườn cá voi nổi Physilia của Vincent Callebaut
Kiến trúc sư tài năng Vincent Callebaut đã có một ý tưởng lọc nước sông tuyệt vời với khu vườn nổi hình cá voi Physalia. Physalia là một hệ sinh thái có thể tự hoạt động bằng năng lương mặt trời. Mái nhà của Physalia được phủ pin mặt trời, bên dưới các tuabin thủy điện tạo ra năng lượng từ dòng nước để khu vườn trôi trên sông. Mặt ngoài khu vườn phủ TiO2 sẽ tác dụng với tia cực tím để lọc sạch các chất gây ô nhiễm. Physalia được lấy cảm hứng từ loài sứa “Physalia physalis”, có nghĩa là “Bong bóng nước”. Hiện tại Physalia vẫn chỉ là một dự án trên giấy. Nếu thành hiện thực, nó có thể giải quyết vấn đề nước sạch cho 1 tỷ người trên thế giới.Bảo tàng tiền sử Serpentine Jeongok của Hàn Quốc
Nằm ở một khu khảo cổ lớn của Jeongok, phía nam Hàn Quốc, bảo tàng tiền sử Serpentine được xây dựng theo hình ảnh của loài rắn, mềm mại, uốn lượn hòa vào thiên nhiên. Bảo tàng được phủ lớp mạ crom hiện đại phản chiếu cảnh quan quận Jeongok. Một bức tường kính hai lớp mô phỏng cấu trúc da của loài bò sát. Ban đêm, ánh sáng chiếu xuyên qua những lỗ trên da tạo thành khung cảnh rực rỡ cho bảo tàng.
Cầu Rồng sông Hàn của Việt Nam
Tư duy thiết kế độc đáo, vượt ra khỏi những giới hạn đã mang đến cho Việt Nam chiếc cầu Rồng bắc qua sông Hàn. Trong văn hóa Việt Nam, Rồng là một trong những biểu tượng được tôn kính nhất, đại diện cho quyền lực và sự cao quý. Kiến trúc sư Louis Berger đã biến hình ảnh Cầu Rồng thành biểu tượng cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng.
Ngày nay, Cầu Rồng không chỉ là một điểm du lịch nhất định phải đến của Đà Nẵng, mà còn là tuyến đường kết nối thành phố với các khu vực phía đông. Đây là cây cầu hình rồng dài nhất thế giới với độ dài 666m, rộng 37.5m. Cầu được bao phù bởi 2500 đèn LED, tạo thành quang cảnh rực rỡ trên sông Hàn thơ mộng.
Ngôi nhà vỏ ốc Nautilus của Javier Senosiain
Vỏ ốc là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tòa nhà ở Nhật Bản, Monte Carlo và Mexico. Ngôi nhà vỏ ốc Nautilus ở thành phố Mexico do kiến trúc sư Javier Senosiain thiết kế. Không chỉ có dáng vẻ bên ngoài độc đáo và khác biệt, không gian bên trong căn nhà còn lung linh như một bức tranh cổ tích. Kiến trúc sư đã tận dụng triệt để những yếu tố tự nhiên như đá lát, cỏ cây, ánh sáng để không gian sống thật sự thoải mái.
Đại học Stuttgart Beetle Pavilion
Viện Tính toán thiết kế (ICD), Viện Cấu Trúc xây dựng và Kết cấu thiết kế (ITKE) của Đại học Stuttgart đã thiết kế một chuỗi các gian nhà triển lãm là thành quả của những nghiên cứu về Phỏng sinh học (Biomimetic). Vào năm 2014, trường đã ra mắt Beetle Pavilion sử dụng cấu trúc sợi thủy tinh và sợi carbon lấy cảm hứng từ bọ cánh cứng. Với diện tích 50m2 nhưng chỉ nặng 593kg, Beetle Pavilion đã chứng minh vỏ hai lớp hình học của động vật là mô hình lý tưởng để xây dựng hiệu quả và tiết kiệm vật liệu.
Tháp quan sát RMJM Chu Hải
Ở trung tâm một khu đô thị mới quanh khu vực sông Doumen, RMJM đã thiết kế một tòa tháp cao 100m với hình ảnh một con cá khổng lồ vươn lên từ mặt nước. Các tấm nhôm đục lỗ bao bọc tòa nhà giống như một lớp da cá, che chắn ánh nắng mặt trời. Hình ảnh con cá nhảy lên tượng trưng cho sự phát triển nhanh chóng và thịnh vượng của Chu Hải. Du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Chu Hải ngoạn mục và con sông lịch sử Doumen từ tầng cao nhất của tòa tháp.
Vườn cá voi nổi Physilia của Vincent Callebaut
Kiến trúc sư tài năng Vincent Callebaut đã có một ý tưởng lọc nước sông tuyệt vời với khu vườn nổi hình cá voi Physalia. Physalia là một hệ sinh thái có thể tự hoạt động bằng năng lương mặt trời. Mái nhà của Physalia được phủ pin mặt trời, bên dưới các tuabin thủy điện tạo ra năng lượng từ dòng nước để khu vườn trôi trên sông. Mặt ngoài khu vườn phủ TiO2 sẽ tác dụng với tia cực tím để lọc sạch các chất gây ô nhiễm. Physalia được lấy cảm hứng từ loài sứa “Physalia physalis”, có nghĩa là “Bong bóng nước”. Hiện tại Physalia vẫn chỉ là một dự án trên giấy. Nếu thành hiện thực, nó có thể giải quyết vấn đề nước sạch cho 1 tỷ người trên thế giới.
Bảo tàng tiền sử Serpentine Jeongok của Hàn Quốc
Nằm ở một khu khảo cổ lớn của Jeongok, phía nam Hàn Quốc, bảo tàng tiền sử Serpentine được xây dựng theo hình ảnh của loài rắn, mềm mại, uốn lượn hòa vào thiên nhiên. Bảo tàng được phủ lớp mạ crom hiện đại phản chiếu cảnh quan quận Jeongok. Một bức tường kính hai lớp mô phỏng cấu trúc da của loài bò sát. Ban đêm, ánh sáng chiếu xuyên qua những lỗ trên da tạo thành khung cảnh rực rỡ cho bảo tàng.