Đường Lê Văn Lương (đoạn đi qua xã Phước Kiển và Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) dày đặc bảng quảng cáo bán nhà phố giá dưới 1 tỷ đồng một căn.Sâu trong các con hẻm của tuyến đường Lê Văn Lương, những dãy nhà giống hệt nhau mọc san sát.Đặc biệt nhất là khu vực thuộc hẻm 1491. Tại khu dân cư này, các dãy nhà với hàng trăm căn hộ dính liền, giáp mặt và giống nhau như đúc.Một dãy nhà thuộc hẻm 1465, ấp 2, xã Nhơn Đức. Nhìn từ xa, những căn nhà này trông giống những căn biệt thự liền kề.Một con đường bê tông đang được mở xuyên qua bãi lau, sậy, chạy thẳng vào dãy nhà thuộc hẻm 1465. Theo người dân nơi đây, khu vực này các chủ đất đang chuẩn bị xây dựng những dãy nhà tiếp theo.Anh Thanh Hưng, một chủ của dãy nhà 6 căn thuộc xã Nhơn Đức, cho biết trước khi các căn nhà khang trang mọc lên, khu vực này là bãi đất trống lục bình, lau, sậy mọc um tùm."Nhà nước cấm tách thửa đất nông nghiệp và quy định hạn mức tách thửa ở Nhà Bè nhỏ nhất phải hơn 80 m2. Nếu xây nhà đúng diện tích quy định thì giá trị căn nhà rất lớn, nên giới đầu tư mua từng thửa đất lớn rồi chuyển đổi, xin phép xây dựng nhà kiểu cấp phép 1 căn nhưng chia nhỏ thành nhiều căn để bán theo túi tiền của người có nhu cầu. Vì vậy mà phần lớn nhà ở đây đều đứng tên đồng sở hữu", anh Hưng giải thích.Hầu hết các thửa đất đều có 3-4 hộ đồng sở hữu, thậm chí cả 10 nhà cùng đứng chung 1 lô đất.Một chủ đất đang thi công dãy nhà mới cạnh dãy nhà đã có người mua bên đường Lê Văn Lương. Cách công trình không xa là bảng quảng cáo với những mỹ từ rất thu hút.3 căn nhà "dính nhau", mỗi căn có diện tích 3x10 m đang được rao bán, với giá 640 triệu đồng một căn.Nhà mới liên tục mọc lên. Nhiều chủ đầu tư cho biết, khách mua nhà ở đây là những người có nhu cầu nhà ở thực sự nên không quan tâm nhiều đến quyền sở hữu chung hay riêng mà chỉ cần mức giá phù hợp với khả năng chi trả. Tại khu vực này, ngay trong thời điểm nhà đất đóng băng thì nhà sở hữu chung vẫn giao dịch sôi động.Đi vào phía sau thì thực tế căn nhà này gồm 5 hộ sở hữu 5 căn nhà sát nhau, giống hệt nhau, trong đó có 4 căn diện tích chỉ 20-30 m2.Theo nhân viên công ty môi giới BĐS Đại Phát (xã Nhơn Đức), từ 3 năm nay, công ty đã xây bán hàng trăm căn nhà theo hình thức sở hữu chung, nhà xây tới đâu bán hết tới đó.Thực tế, theo nhiều người, mối lo với họ không phải là tính pháp lý của những ngôi nhà đồng sở hữu, mà tình trạng ngập ở các khu dân cư này diễn ra thường xuyên. Tại một số khu vực, các tuyến đường vào khu dân cư được bê tông hóa khá rộng nhưng nền thấp, luôn ngập trong nước khi mưa và triều cường.Tại khu dân cư hẻm 1491, đường Lê Văn Lương, nhiều dãy nhà luôn trong tình trạng ngập úng như thế này.Nhiều hộ phải xây thêm bờ ngăn nước tràn vào hoặc nâng nền. Một số người dân tại đây cho biết, do đi mua nhà vào thời điểm tháng 3-5 thời tiết khô ráo, chủ bán lại khẳng định nền cao nên không biết khu vực này bị ngập bởi triều cường.
Đường Lê Văn Lương (đoạn đi qua xã Phước Kiển và Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) dày đặc bảng quảng cáo bán nhà phố giá dưới 1 tỷ đồng một căn.
Sâu trong các con hẻm của tuyến đường Lê Văn Lương, những dãy nhà giống hệt nhau mọc san sát.
Đặc biệt nhất là khu vực thuộc hẻm 1491. Tại khu dân cư này, các dãy nhà với hàng trăm căn hộ dính liền, giáp mặt và giống nhau như đúc.
Một dãy nhà thuộc hẻm 1465, ấp 2, xã Nhơn Đức. Nhìn từ xa, những căn nhà này trông giống những căn biệt thự liền kề.
Một con đường bê tông đang được mở xuyên qua bãi lau, sậy, chạy thẳng vào dãy nhà thuộc hẻm 1465. Theo người dân nơi đây, khu vực này các chủ đất đang chuẩn bị xây dựng những dãy nhà tiếp theo.
Anh Thanh Hưng, một chủ của dãy nhà 6 căn thuộc xã Nhơn Đức, cho biết trước khi các căn nhà khang trang mọc lên, khu vực này là bãi đất trống lục bình, lau, sậy mọc um tùm.
"Nhà nước cấm tách thửa đất nông nghiệp và quy định hạn mức tách thửa ở Nhà Bè nhỏ nhất phải hơn 80 m2. Nếu xây nhà đúng diện tích quy định thì giá trị căn nhà rất lớn, nên giới đầu tư mua từng thửa đất lớn rồi chuyển đổi, xin phép xây dựng nhà kiểu cấp phép 1 căn nhưng chia nhỏ thành nhiều căn để bán theo túi tiền của người có nhu cầu. Vì vậy mà phần lớn nhà ở đây đều đứng tên đồng sở hữu", anh Hưng giải thích.
Hầu hết các thửa đất đều có 3-4 hộ đồng sở hữu, thậm chí cả 10 nhà cùng đứng chung 1 lô đất.
Một chủ đất đang thi công dãy nhà mới cạnh dãy nhà đã có người mua bên đường Lê Văn Lương. Cách công trình không xa là bảng quảng cáo với những mỹ từ rất thu hút.
3 căn nhà "dính nhau", mỗi căn có diện tích 3x10 m đang được rao bán, với giá 640 triệu đồng một căn.
Nhà mới liên tục mọc lên. Nhiều chủ đầu tư cho biết, khách mua nhà ở đây là những người có nhu cầu nhà ở thực sự nên không quan tâm nhiều đến quyền sở hữu chung hay riêng mà chỉ cần mức giá phù hợp với khả năng chi trả. Tại khu vực này, ngay trong thời điểm nhà đất đóng băng thì nhà sở hữu chung vẫn giao dịch sôi động.
Đi vào phía sau thì thực tế căn nhà này gồm 5 hộ sở hữu 5 căn nhà sát nhau, giống hệt nhau, trong đó có 4 căn diện tích chỉ 20-30 m2.
Theo nhân viên công ty môi giới BĐS Đại Phát (xã Nhơn Đức), từ 3 năm nay, công ty đã xây bán hàng trăm căn nhà theo hình thức sở hữu chung, nhà xây tới đâu bán hết tới đó.
Thực tế, theo nhiều người, mối lo với họ không phải là tính pháp lý của những ngôi nhà đồng sở hữu, mà tình trạng ngập ở các khu dân cư này diễn ra thường xuyên. Tại một số khu vực, các tuyến đường vào khu dân cư được bê tông hóa khá rộng nhưng nền thấp, luôn ngập trong nước khi mưa và triều cường.
Tại khu dân cư hẻm 1491, đường Lê Văn Lương, nhiều dãy nhà luôn trong tình trạng ngập úng như thế này.
Nhiều hộ phải xây thêm bờ ngăn nước tràn vào hoặc nâng nền. Một số người dân tại đây cho biết, do đi mua nhà vào thời điểm tháng 3-5 thời tiết khô ráo, chủ bán lại khẳng định nền cao nên không biết khu vực này bị ngập bởi triều cường.