Trong khi Hà Nội đang ra quân đòi lại vỉa hè cho người đi bộ thì ngôi nhà đặc biệt nằm tại địa chỉ 27 đường Tôn Đức Thắng (Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội) có cột trụ "ôm trọn cả vỉa hè" vẫn "bình an vô sự". Hai trụ bê tông sát mép đường khiến việc đi lại của người đi bộ gặp nhiều khó khănLực lượng chức năng không thể "ra tay" xử lý vì phần "chiếm hết vỉa hè" này là diện tích đất nằm trong sổ đỏ được cấp giấy chứng nhận hồ sơ gốc từ hàng chục năm nay. Để đánh dấu chủ quyền sở hữu, gia chủ đã đổ cột trụ ra hết phần đất của nhà mình nhưng... vẫn cho người dân đi bộ qua. Lý giải vấn đề này, một lãnh đạo UBND Phường Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Lực lượng chức năng không thể "động vào" ngôi nhà này vì phần được gọi là "chiếm hết vỉa hè" lại là diện tích đất nằm trong sổ đỏ được cấp giấy chứng nhận hồ sơ gốc từ thời Pháp thuộc. Chủ nhà có đổ cột trụ ra hết phần đất của mình chỉ để đánh dấu chủ sở hữu chứ không xây tường bao chắn lối đi là để cho người đi bộ đi quaCăn nhà án ngữ ngay giữa vỉa hè đường Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy), ngôi nhà không số nằm ở gần cổng phụ Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Người đi bộ qua đoạn này nếu quen thì sẽ lách qua một khe nhỏ giữa nhà này với một nhà khác, còn người không quen thì sẽ đi thẳng xuống lòng đường mới qua được. Đây là căn nhà của bà Vũ Thanh Hải (60 tuổi). Nhiều lần lực lượng chức năng yêu cầu tháo dỡ ngôi nhà để giải phóng mặt bằng, trả lại không gian cho người đi bộ. Tuy nhiên đến nay căn nhà đặc biệt này vẫn tồn tại Bà Hải cho hay căn nhà này được xây dựng từ năm 1991, có đăng ký tạm trú tạm vắng đầy đủ. “Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và 2013 thì đất nhà tôi được hợp thức hóa thành đất ở. Tuy nhiên, thời điểm cấp sổ đỏ năm 2007 trùng với thời điểm giải phóng mặt bằng để làm đường Nguyễn Phong Sắc cho nên gia đình không được cấp sổ đỏ. Tôi không bao giờ cản trở chủ trương dọn sạch vỉa hè, lòng đường của Thành phố. Nhưng tôi mong muốn cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết thỏa đáng để gia đình sớm ổn định cuộc sống", bà Hải cho biết.Đường ống nước chạy loằng ngoằng trước cửa nhà và trên vỉa hè. Sau khi nghỉ hưu, ngôi nhà nhỏ được bà Hải tận dụng làm nơi cắt tóc gội đầu, hiện tại bà không thể kinh doanh vì bên trong ngôi nhà quá hẹpNgôi nhà cao tầng đặc biệt này ở ngã tư Xã Đàn (quận Đống Đa). Ngôi nhà án ngữ trên khu đất rộng, một mình "ôm trọn vỉa hè" đang hoạt động kinh doanh, buôn bán. Ngôi nhà nằm ngay giữa vỉa hè, lòng đường của tuyến phố Xã Đàn sầm uấtNgôi nhà số 85 phố Tôn Đức Thắng cũng “ôm trọn vỉa hè” dùng kinh doanh, buôn bán quần áo. Người đi bộ phải đi xuống lòng đườngNgôi nhà cao tầng, số 162 Tôn Đức Thắng chắn ngang lối đi bộ của người dân và nằm sát với mép đường Dãy nhà dài khoảng 50m “ôm trọn” vỉa hè và một phần lòng đường trên đường Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm) Gần 10 ngôi nhà mặt phố sắt mép đường trên phố Nguyễn Thái Học (quận Đống Đa), không có vỉa hè cho người đi bộ Đối diện Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một dãy nhà mặt phố cũng “ôm trọn” vỉa hè, du khách thăm Văn Miếu phải tản bộ dưới lòng đường cùng với các phương tiện khác
Trong khi Hà Nội đang ra quân đòi lại vỉa hè cho người đi bộ thì ngôi nhà đặc biệt nằm tại địa chỉ 27 đường Tôn Đức Thắng (Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội) có cột trụ "ôm trọn cả vỉa hè" vẫn "bình an vô sự". Hai trụ bê tông sát mép đường khiến việc đi lại của người đi bộ gặp nhiều khó khăn
Lực lượng chức năng không thể "ra tay" xử lý vì phần "chiếm hết vỉa hè" này là diện tích đất nằm trong sổ đỏ được cấp giấy chứng nhận hồ sơ gốc từ hàng chục năm nay. Để đánh dấu chủ quyền sở hữu, gia chủ đã đổ cột trụ ra hết phần đất của nhà mình nhưng... vẫn cho người dân đi bộ qua.
Lý giải vấn đề này, một lãnh đạo UBND Phường Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Lực lượng chức năng không thể "động vào" ngôi nhà này vì phần được gọi là "chiếm hết vỉa hè" lại là diện tích đất nằm trong sổ đỏ được cấp giấy chứng nhận hồ sơ gốc từ thời Pháp thuộc. Chủ nhà có đổ cột trụ ra hết phần đất của mình chỉ để đánh dấu chủ sở hữu chứ không xây tường bao chắn lối đi là để cho người đi bộ đi qua
Căn nhà án ngữ ngay giữa vỉa hè đường Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy), ngôi nhà không số nằm ở gần cổng phụ Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Người đi bộ qua đoạn này nếu quen thì sẽ lách qua một khe nhỏ giữa nhà này với một nhà khác, còn người không quen thì sẽ đi thẳng xuống lòng đường mới qua được. Đây là căn nhà của bà Vũ Thanh Hải (60 tuổi). Nhiều lần lực lượng chức năng yêu cầu tháo dỡ ngôi nhà để giải phóng mặt bằng, trả lại không gian cho người đi bộ. Tuy nhiên đến nay căn nhà đặc biệt này vẫn tồn tại
Bà Hải cho hay căn nhà này được xây dựng từ năm 1991, có đăng ký tạm trú tạm vắng đầy đủ. “Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và 2013 thì đất nhà tôi được hợp thức hóa thành đất ở. Tuy nhiên, thời điểm cấp sổ đỏ năm 2007 trùng với thời điểm giải phóng mặt bằng để làm đường Nguyễn Phong Sắc cho nên gia đình không được cấp sổ đỏ. Tôi không bao giờ cản trở chủ trương dọn sạch vỉa hè, lòng đường của Thành phố. Nhưng tôi mong muốn cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết thỏa đáng để gia đình sớm ổn định cuộc sống", bà Hải cho biết.
Đường ống nước chạy loằng ngoằng trước cửa nhà và trên vỉa hè. Sau khi nghỉ hưu, ngôi nhà nhỏ được bà Hải tận dụng làm nơi cắt tóc gội đầu, hiện tại bà không thể kinh doanh vì bên trong ngôi nhà quá hẹp
Ngôi nhà cao tầng đặc biệt này ở ngã tư Xã Đàn (quận Đống Đa). Ngôi nhà án ngữ trên khu đất rộng, một mình "ôm trọn vỉa hè" đang hoạt động kinh doanh, buôn bán. Ngôi nhà nằm ngay giữa vỉa hè, lòng đường của tuyến phố Xã Đàn sầm uất
Ngôi nhà số 85 phố Tôn Đức Thắng cũng “ôm trọn vỉa hè” dùng kinh doanh, buôn bán quần áo. Người đi bộ phải đi xuống lòng đường
Ngôi nhà cao tầng, số 162 Tôn Đức Thắng chắn ngang lối đi bộ của người dân và nằm sát với mép đường
Dãy nhà dài khoảng 50m “ôm trọn” vỉa hè và một phần lòng đường trên đường Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm)
Gần 10 ngôi nhà mặt phố sắt mép đường trên phố Nguyễn Thái Học (quận Đống Đa), không có vỉa hè cho người đi bộ
Đối diện Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một dãy nhà mặt phố cũng “ôm trọn” vỉa hè, du khách thăm Văn Miếu phải tản bộ dưới lòng đường cùng với các phương tiện khác