Nhà cổ tại Tiền Giang có sự hòa trộn giữa phong cách kiến trúc châu Âu - Á rõ rệt. Nếu như toàn bộ diện mạo mặt tiền, chi tiết trang trí gờ phào, hàng cột của ngôi nhà theo kiểu Tây, thì nội thất, chi tiết trang trí trong nhà mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Ảnh: Quốc Lê. Nội thất gỗ, màu nâu gụ, khảm trai và các họa tiết điêu khắc trên bao lam theo kiểu truyền thống trong các ngôi nhà Việt.Tại Vĩnh Long, một căn nhà có hàng trăm năm tuổi của ông Cai Cường cũng khiến nhiều người trầm trồ về nét kiến trúc đặc biệt. Nếu như diện mạo phía ngoài dễ nhầm tưởng đây là một biệt thự châu Âu, khi vào trong, không gian thuần Việt, đậm nét Nam Bộ lại toát lên hài hoà. Ảnh: Kim Dung.Nội thất được làm từ các loại gỗ quý và bài trí theo phong cách phương Đông với các bức hoành phi câu đối, khắc chạm tinh tế hình long, phụng, bàn ghế nâu gụ vẫn còn nguyên độ sáng bóng. Ảnh: Kim Dung.Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp) là công trình kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây. Đây là nơi nổi tiếng bởi cuộc tình của một cô gái người Pháp - Marguerite Duras và chàng công tử người Việt- Huỳnh Thủy Lê vào những năm 1895.Ngôi nhà mang nét pha trộn hài hòa của kiến trúc Pháp, Việt. Mặt tiền với cổng vòm, cột, họa tiết trang trí hiện đại, phía trong là kiểu ba gian thuần Việt. Nhiều vật dụng quý, sơn son thiếp vàng trong nhà vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Năm 2009, ngôi nhà được công nhận là di tích cấp quốc gia và đón rất nhiều khách du lịch đến thăm quan, chiêm ngưỡng.Nhà cổ năm gian hai mái của dòng họ Dương tại Cần Thơ, xây vào năm 1870, với tên gọi Bình Thủy được thiết kế lai Á - Âu rõ nét. Bậc thang lên nhà, vòm cửa, chi tiết trang trí trên tường của kiến trúc Pháp.Bên trong nhà, chất liệu gỗ quý cẩn xà cừ mang đậm nét Nam Bộ được lưu giữ hàng trăm năm, bài trí gọn gàng, thanh thoát và giản dị.
Nhà cổ tại Tiền Giang có sự hòa trộn giữa phong cách kiến trúc châu Âu - Á rõ rệt. Nếu như toàn bộ diện mạo mặt tiền, chi tiết trang trí gờ phào, hàng cột của ngôi nhà theo kiểu Tây, thì nội thất, chi tiết trang trí trong nhà mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Ảnh: Quốc Lê.
Nội thất gỗ, màu nâu gụ, khảm trai và các họa tiết điêu khắc trên bao lam theo kiểu truyền thống trong các ngôi nhà Việt.
Tại Vĩnh Long, một căn nhà có hàng trăm năm tuổi của ông Cai Cường cũng khiến nhiều người trầm trồ về nét kiến trúc đặc biệt. Nếu như diện mạo phía ngoài dễ nhầm tưởng đây là một biệt thự châu Âu, khi vào trong, không gian thuần Việt, đậm nét Nam Bộ lại toát lên hài hoà. Ảnh: Kim Dung.
Nội thất được làm từ các loại gỗ quý và bài trí theo phong cách phương Đông với các bức hoành phi câu đối, khắc chạm tinh tế hình long, phụng, bàn ghế nâu gụ vẫn còn nguyên độ sáng bóng. Ảnh: Kim Dung.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp) là công trình kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây. Đây là nơi nổi tiếng bởi cuộc tình của một cô gái người Pháp - Marguerite Duras và chàng công tử người Việt- Huỳnh Thủy Lê vào những năm 1895.
Ngôi nhà mang nét pha trộn hài hòa của kiến trúc Pháp, Việt. Mặt tiền với cổng vòm, cột, họa tiết trang trí hiện đại, phía trong là kiểu ba gian thuần Việt.
Nhiều vật dụng quý, sơn son thiếp vàng trong nhà vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Năm 2009, ngôi nhà được công nhận là di tích cấp quốc gia và đón rất nhiều khách du lịch đến thăm quan, chiêm ngưỡng.
Nhà cổ năm gian hai mái của dòng họ Dương tại Cần Thơ, xây vào năm 1870, với tên gọi Bình Thủy được thiết kế lai Á - Âu rõ nét. Bậc thang lên nhà, vòm cửa, chi tiết trang trí trên tường của kiến trúc Pháp.
Bên trong nhà, chất liệu gỗ quý cẩn xà cừ mang đậm nét Nam Bộ được lưu giữ hàng trăm năm, bài trí gọn gàng, thanh thoát và giản dị.