Chia sẻ với Kiến Thức, chị Đào Thị Nhung (1989, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, vườn rau trên sân thượng nhà chị rộng 45m2, trồng đủ các loại rau xanh và trái cây ăn quả.Khu vườn này được chị dựng cách đây hơn một năm, do nhà chị Nhung có một bên là trần xi măng và một bên là trần mái tôn nên khi xác định làm vườn, chị phải nâng cấp bên mái tôn cho vững chắc.Tổng chi phí xây dựng cho vườn rau trên sân thượng này hết khoảng 8 triệu đồng.Chị Nhung cho biết, thời gian đầu khi mua cây giống về trồng, do không biết cách chăm sóc nên cây hay thường hay bị chết. Chị phải lên mạng tham khảo những người khác để rút kinh nghiệm cho mình.Để vườn rau sạch được như ngày hôm nay, thỉnh thoảng 1 hoặc 2 tuần chị Nhung sẽ bón phân một lần. Hàng ngày chị đều dành thời gian tưới vườn. Những khi bận quá, chị phải nhờ bố mẹ tưới hộ.Chia sẻ bí kíp làm phân bón để cây phát triển tốt như vậy, chị Nhung cho hay, chị pha phân cá + enzyn, dứa tự ngâm và gốc rau pha chung với nhau rồi bón cây.Khi rau bị sâu chị thường dùng phương pháp thủ công là lấy tay bắt.Khi cải mới lên xuất hiện nhiều bọ nhảy, chị thưởng nhổ hết cây, phơi đất lại một thời gian rồi mới trồng tiếp.Đối với việc trồng cà chua bi, ta, lùn và đen, chị Nhung cho biết, muốn cây phát triển tốt thì cà thì phải đủ dinh dưỡng, đất phải phơi kỹ, rắc vôi bột hoặc nấm xanh...Phân bón cà chua gồm: trấu phân gà nhà có, phân bò, dê, trùn, phân cá + bã đậu và vỏ dứa...Trong thời gian phơi ủ phân thì gieo sẵn cây con.Khi cây phát triển, pha phân NPK để tưới. Thời điểm cây đạt khoẻ và ra nụ thì pha 2 đến 3 lần kali tưới tiếp.Nhờ những bí kíp học được từ mọi người, chị Nhung đã có được một vườn rau quả vô cùng xanh tốt.Ngoài rau, chị Nhung còn trồng rất nhiều loại quả như khế.... quất, chanh, cóc...Vườn rau chị Nhung rất đa dạng như đậu, su su, mướp hương...Chị còn trồng cả nho, bầu hồ lô, mướp đắng, dâu da...Khu vườn của chị Nhung không những cung cấp đủ rau sạch cho gia đình mà còn làm quà cho cả người thân.Mẹ con chị Nhung thường lên vườn rau để thư giãn, thu hoạch vào dịp cuối tuần.
Chia sẻ với Kiến Thức, chị Đào Thị Nhung (1989, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, vườn rau trên sân thượng nhà chị rộng 45m2, trồng đủ các loại rau xanh và trái cây ăn quả.
Khu vườn này được chị dựng cách đây hơn một năm, do nhà chị Nhung có một bên là trần xi măng và một bên là trần mái tôn nên khi xác định làm vườn, chị phải nâng cấp bên mái tôn cho vững chắc.
Tổng chi phí xây dựng cho vườn rau trên sân thượng này hết khoảng 8 triệu đồng.
Chị Nhung cho biết, thời gian đầu khi mua cây giống về trồng, do không biết cách chăm sóc nên cây hay thường hay bị chết. Chị phải lên mạng tham khảo những người khác để rút kinh nghiệm cho mình.
Để vườn rau sạch được như ngày hôm nay, thỉnh thoảng 1 hoặc 2 tuần chị Nhung sẽ bón phân một lần. Hàng ngày chị đều dành thời gian tưới vườn. Những khi bận quá, chị phải nhờ bố mẹ tưới hộ.
Chia sẻ bí kíp làm phân bón để cây phát triển tốt như vậy, chị Nhung cho hay, chị pha phân cá + enzyn, dứa tự ngâm và gốc rau pha chung với nhau rồi bón cây.
Khi rau bị sâu chị thường dùng phương pháp thủ công là lấy tay bắt.
Khi cải mới lên xuất hiện nhiều bọ nhảy, chị thưởng nhổ hết cây, phơi đất lại một thời gian rồi mới trồng tiếp.
Đối với việc trồng cà chua bi, ta, lùn và đen, chị Nhung cho biết, muốn cây phát triển tốt thì cà thì phải đủ dinh dưỡng, đất phải phơi kỹ, rắc vôi bột hoặc nấm xanh...
Phân bón cà chua gồm: trấu phân gà nhà có, phân bò, dê, trùn, phân cá + bã đậu và vỏ dứa...
Trong thời gian phơi ủ phân thì gieo sẵn cây con.
Khi cây phát triển, pha phân NPK để tưới. Thời điểm cây đạt khoẻ và ra nụ thì pha 2 đến 3 lần kali tưới tiếp.
Nhờ những bí kíp học được từ mọi người, chị Nhung đã có được một vườn rau quả vô cùng xanh tốt.
Ngoài rau, chị Nhung còn trồng rất nhiều loại quả như khế.
... quất, chanh, cóc...
Vườn rau chị Nhung rất đa dạng như đậu, su su, mướp hương...
Chị còn trồng cả nho, bầu hồ lô, mướp đắng, dâu da...
Khu vườn của chị Nhung không những cung cấp đủ rau sạch cho gia đình mà còn làm quà cho cả người thân.
Mẹ con chị Nhung thường lên vườn rau để thư giãn, thu hoạch vào dịp cuối tuần.